Thiền định – Rèn tĩnh khí để thành công

Tĩnh khí được ví như thế thủ của tâm thức, không phải là thu mình để an toàn, mà là thu mình để hành động. 

Tĩnh khí có thể hiểu là khí tức tĩnh tại an nhiên trước nghịch cảnh. “Khí” là dòng năng lượng luân chuyển trong cơ thể. Khi tâm bình trí lặng, dòng năng lượng trở nên yên ả, khí huyết trong cơ thể điều hòa nhịp nhàng không rối loạn; con người không bị chi phối bởi các cảm xúc giận giữ, lo sợ, hoảng hốt, từ đó suy nghĩ được thông suốt, quyết định trở nên chính xác hơn. 

Tĩnh khí và thế thủ có nhiều điểm giống nhau, đều là thu hành động vào trong sự tĩnh lặng để chờ cơ hội. Trong Ngũ luân thư, bậc thầy kiếm thuật Miyamoto Musashi có viết: “Thế thủ dành cho những trường hợp trong đó ta không để mình phải di chuyển. Nó dành cho các thành lũy, các thế trận… nhằm chứng tỏ tinh thần vững mạnh có thể chống lại một cuộc tấn công vũ bão”. Thế thủ là bình thản quan sát để tìm được hướng tấn công hiệu quả nhất; là tĩnh tâm để bảo toàn sức mạnh, không bị phung phí tài lực. Trong một trận kiếm thuật, người biết thủ đúng lúc và tấn công đúng điểm sẽ giành được thắng lợi. Trên thương trường, người lãnh đạo giữ được tĩnh khí sẽ đưa ra những phương án hợp lý nhất cứu nguy cho cả một doanh nghiệp.

Tĩnh khí trong lịch sử

Một trong những câu chuyện nổi tiếng nhất về tĩnh khí chính là chuyện về trận đánh “Gia Cát Tây thành đuổi giặc Hung” trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, được gọi là “Không thành kế” trong cuốn Tam thập lục kế (binh pháp Tôn Tử). 

Câu chuyện như sau:

Gia Cát Lượng lúc đó thống lĩnh quân Thục tiến đánh Ngụy; Ngụy Đế cử tướng Tư Mã Ý ra đối phó. Trận chiến cam go, do sơ suất khi dùng quân mà Gia Cát Lượng bị rơi vào thế yếu, đường lương thực duy nhất bị chiếm và quân số còn lại cũng chỉ có khoảng 2300 lính. Lúc đương ở Tây Thành để chuẩn bị rút binh thì Tư Mã Ý cùng một đại binh bất ngờ ập đến. Biết không thể chạy được, Gia Cát Lượng bèn sai mở tung cổng thành, quét sạch sẽ, cắt mấy chục lính làm dân phu còn bản thân thì lên lầu ôm đàn độc tấu. Tư Mã Ý đến nơi thấy cổng mở toang, lại có tiếng đàn thì lấy làm lạ. Sau một hồi nghe đàn thì đột nhiên quyết định tháo lui, không tiến đánh nữa. 

Tư Mã Chiêu (con trai Tư Mã Ý) nghi ngờ Lượng bày trò và muốn đánh. Ý không đồng tình. Y lên tiếng ca ngợi tiếng đàn truyền thần của Gia Cát Lượng, rồi nói: “Tâm loạn, tiếng đàn sẽ rối loạn, tâm tịnh, tiếng đàn sẽ yên tịnh thôi, tâm loạn thì âm loạn, tâm tịnh thì âm sắc. Nghe Gia Cát Lượng đánh đàn, nhìn thấy rõ tâm can hắn, ta nghe được tiếng đàn của Gia Cát Lượng là một vinh hạnh rồi”, sau đó y dẫn quân quay đầu. (Tam Quốc Diễn Nghĩa 1996)

Gia Cát Lượng tấu đàn trên Tây Thành. Ảnh minh họa

Trong chiến sự, bên nào đông quân hơn và có tướng thiện chiến thường thắng lợi; quân Ngụy có cả hai điều đó. Gia Cát Lượng hiểu không thể dẫn quân liều mạng đấu lại, cũng không thể bỏ chạy, bèn bình tĩnh dùng mưu đánh lừa tướng địch, dùng tĩnh khí của mình đấu lại với đại quân hùng hậu của Ngụy. Chính sự “tĩnh” đến tự tin của Lượng khiến tướng Tư Mã Ý chùn bước, tự nhiên y sinh ra dè chừng và kính nể Lượng; bởi người không có bản lãnh không thể có “khí” mạnh mẽ đến thế trên chiến trường. Nếu Lượng nhìn thấy đại quân mà run sợ hốt hoảng, tất sẽ đại bại trong nhục nhã. Đây chính là chiến lược “Lấy tĩnh chế động” vô cùng hiệu quả trong quân sự. Điều đó vừa cho thấy bản lãnh hơn người của Lượng, vừa khẳng định hiệu quả của tĩnh khí trước nghịch cảnh. 

Khi rơi vào thời khắc ngặt nghèo, sự bình tĩnh sẽ là chìa khóa giải quyết mọi vấn đề. Người giữ được tĩnh khí trở thành kẻ mạnh, bởi họ không bị cảm xúc làm rối loạn nên sẽ nhìn nhận vấn đề chính xác và khách quan; ngược lại người càng hiếu thắng càng vội vã lại càng dễ thất bại. 

Tĩnh khí trong đời sống hiện đại

Ngày nay, trước tốc độ phát triển của xã hội, con người bắt đầu trọng cái “tốc” và “động” mà không trọng “tĩnh”. “Tốc” và “động” có hiệu quả trong công việc thật, tuy nhiên không thể duy trì lâu bởi sẽ làm tinh thần và trí lực kiệt quệ. Lúc bấy giờ, giá trị của “tĩnh” mới được chú ý tới. 

Người có tĩnh khí sẽ làm được việc lớn; phàm những việc quan trọng rất cần sự bình tĩnh quyết đoán. Họ thường không bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh hay chùn bước trước tác động của người ngoài; họ luôn giữ được cái đầu lạnh để xem xét sự việc khách quan nhất. Người có tĩnh khí không chỉ nhận được sự tin tưởng trong công việc mà còn được tín nhiệm ở cuộc sống thường ngày, là chỗ dựa tinh thần của những người khác.

Khí sinh từ tâm mà ra, giữ tâm an tất sẽ có được tĩnh. Ngày ngày đối diện với hàng chục việc lớn nhỏ chắc chắn sẽ rất mệt mỏi, hãy như dòng nước, lặng lẽ trôi giữa bao đá sỏi chặn đường. Việc gì quá khó thì không khiên cưỡng. Cứ bình tĩnh tiến tới phía trước, làm thật tốt từng bước nhỏ rồi đến bước to. Thường xuyên dành ra một khoảng thời gian để ngồi yên lặng thư giãn. Một tinh thần khỏe mạnh sẽ có khả năng tập trung tốt hơn, năng lượng chảy khắp cơ thể cũng được điều phối nhịp nhàng hơn và không bị rối loạn. 

Thiền định để rèn luyện tĩnh khí

Tĩnh khí là thứ phải rèn luyện mới có được, phải trải qua mới hiểu được. Thiền định có tác dụng lớn trong việc rèn luyện tâm thân – cân bằng cảm xúc và khai thông kinh mạch, giúp xả bỏ năng lượng xấu và thúc đẩy sự sáng tạo hiệu quả trong công việc. Để đạt được công dụng đó cần phải nghiêm túc theo đuổi phương pháp này.  

Khi được hỏi về thói quen buổi sáng giúp công việc thuận lợi, Jack Dorsey – CEO của mạng xã hội Twitter – chia sẻ: “Tôi dậy lúc 5 giờ, thiền định trong 30 phút, sau đó tập cơ trong 7 phút, pha cà phê rồi kiểm tra hoạt động của các công ty”. Anh nói thêm, quy trình thường nhật này luôn được duy trì, và nhờ đó mà anh luôn có tâm trạng ổn định để giải quyết mọi công việc. 

Mỗi một ngày thiền 10 – 15 phút là một tuần thiền được ít nhất 70 phút rồi. Dần dần chúng ta kéo dài thời gian thiền, cố gắng duy trì mỗi ngày dành một khoảng thời gian nhất định để tịnh tâm. Càng thường xuyên thiền định, tác dụng của phương pháp này càng trở nên rõ ràng. Đến khi đối với người đời không phán xét, đối với bản thân không tự ngược. Không quá kì vọng vào tương lai, cũng không đắm chìm trong quá khứ. Tâm luôn tĩnh tại, lòng luôn bình thản, không rối loạn trước nghịch cảnh, suy nghĩ thông suốt không bị cảm xúc bủa vây quấy nhiễu, mọi sự chợt đến đều xử lý được. Cũng chính là đã đạt được tĩnh khí rồi đó.

“Tĩnh tọa thường tư kỷ quá, nhàn đàm mạc luận nhân phi” 

Tĩnh khí là một loại trí huệ đặc trưng của văn hóa phương Đông xưa. Ngày nay, tĩnh khí cũng như thiền định không chỉ giới hạn trong phạm vi Á Đông mà đã mở rộng ra khắp thế giới, giá trị của tĩnh khí và thiền định dần được thế giới biết đến và công nhận. Hai từ “tĩnh khí” nói ra thì đơn giản, song để rèn luyện “tĩnh khí” cần sự nghiêm túc tuyệt đối. Có những người chỉ thiền được dăm ngày đã bỏ, có những người không đặt hết cái tâm vào thiền định mà chỉ nghĩ đến danh lợi hư vinh; người như thế ngồi thiền cả đời cũng chẳng thể “tĩnh” được. Phải buông bỏ hết tạp niệm, giữ tâm hồn trong sáng mới đạt được tâm an. 

Tỉ phú Ray Dalio – Người sáng lập công ty đầu tư Bridgewater Associates một trong những quỹ đầu tư lớn nhất thế giới chia sẻ trên facebook cá nhân rằng “Thiền góp phần quan trọng cho sự thành công của tôi”. Ông nói: “Sâu thẳm trong tâm trí của bạn vốn dĩ tĩnh lặng. Qua thiền định bạn sẽ học được kỹ thuật để có thể ổn định và cân bằng tâm trí. Trong một đại dương, sóng trên mặt xô cực mạnh, nhưng dưới lòng đại dương lại vô cùng im lặng. Tâm trí chúng ta cũng vậy, và dĩ nhiên trong chúng ta ai cũng mong muốn cân bằng bên trong”.

Rèn luyện tâm tĩnh cũng đồng thời rèn tính cách bản thân không đề cao cái “tôi” ích kỉ, không giữ oán hận trong lòng. Cổ nhân có câu “Tĩnh tọa thường tư kỷ quá, nhàn đàm mạc luận nhân phi”, tức là khi ngồi yên tĩnh nên nghĩ đến lỗi lầm của mình để tự tránh, khi chuyện phiếm thì không nên kể xấu người khác. Đây là một hình thức rèn tính cách rất tốt bằng cách tự trau dồi trong tư tưởng, tự nhận ra điểm hạn chế của bản thân để tránh đi đồng thời có cái nhìn bao dung hơn với người khác. Nhưng chúng ta thường làm ngược lại: khi nhàn rỗi sẽ nghĩ về lỗi lầm của người, và đem những lỗi đó làm chuyện phiếm mua vui. Muốn đạt được tĩnh khí khi tính cách còn sân si như thế thì rất khó. Nên năng thiền định, tĩnh tâm, tập trung hướng suy nghĩ vào trong cơ thể để đối mặt với bản ngã của mình, có như vậy mới rèn tĩnh khí được hiệu quả.

Tĩnh khí đã chứng minh vai trò quan trọng của mình trong lịch sử và trong đời sống hiện đại. Xã hội càng tân tiến thì càng phức tạp, con người càng dễ quay cuồng trong những hỉ nộ ái ố hỗn loạn. Giữa thời này, chỉ những người bình tâm tĩnh khí mới có thể suy xét mọi việc đúng bản chất, mới có thể đứng vững ở đời.  

—————

Thiền Việt – Pháp Thiền dưỡng sinh năng lượng chủ về dưỡng cơ thể và luyện tâm.

Website: https://thienviet.edu.vn/

Fanpage: Trung Tâm Dưỡng Sinh Thiền Việt

Cơ sở Thiền Việt ở các tỉnh thành trên cả nước:

Cơ sở 1: Tầng 4, số 60 Ngọc Hà, Ba Đình

Cơ sở 2: Thiền Việt Quán Gánh – Hà Nội Nhà văn hóa Quán Gánh – Thường Tín – Hà Nội

Cơ sở 3: Chùa Cự Linh – Ngõ 216 đường Cổ Linh, Quận Long Biên

Cơ sở 4: Chùa Liên Hoa, 11 Định Công Hạ, Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội

Cơ sở 5: 164 Khuất Duy Tiến, Khu biệt thự liền kề Licogi 13, Thanh Xuân, Hà Nội

Cơ sở 6: Đình Võng Thị, 187 Trích Sài, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Cơ sở 7: Phòng Cộng đồng Park 7 – KĐT Times City – Minh Khai – Hai Bà Trưng – Hà Nội

Cơ sở 8: 72 Trần Đăng Ninh, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Cơ sở 9: Chùa Bảo Sài – đường Chương Mỹ – phường Phạm Ngũ Lão, Hải Dương

Cơ sở 10: Chùa Hàng Kênh, địa chỉ: 55 Miếu Hai Xã, Dư Hàng, Lê Chân, Hải Phòng

Cơ sở 11: Đền Cổ – Ngách 22/241 – Lạch Tray – Hải Phòng

Cơ sở 12: HTC Education, 275/8 Lý Thường Kiệt, P.15, Q.11, TP. HCM

Cơ sở 13: Chùa Giác Sanh – 103 Âu Cơ, Phường 14, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh

Cơ sở 14: Đền Đức Thánh Trần Hưng Đạo, 36 Võ Thị Sáu, Phường Tân Định, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

Nguồn : Trung Tâm Dưỡng Sinh Thiền Việt