Dự đoán xu hướng năm 2024 của ngành hàng xa xỉ: Sẽ có những thay đổi bất ngờ nào?

Năm vừa qua đã mang đến rất nhiều bài học cho các thương hiệu và 2023 đã đánh dấu một kỷ nguyên hành vi của người tiêu dùng đang dần thay đổi. Các nhà mốt đang tập trung nhiều hơn vào việc nâng cấp trải nghiệm và thương mại điện tử.

Năm ngoái, thị trường xa xỉ toàn cầu đạt 1,6 nghìn tỷ USD, tăng trưởng từ 8% lên đến 10% ở tất cả các hạng mục. Nhưng không ai có thể đảm bảo mức tăng này sẽ được duy trì trong 12 tháng tới. Mà thay vào đó, các chuyên gia dự đoán rằng người mua sắm sẽ trở nên tiết kiệm hơn trong chi tiêu.

“Năm 2024 sẽ định nghĩa lại ngành hàng sang trọng” – Daniel Langer đã chia sẻ trong chuyên mục mới nhất của mình cho trang báo Jing Daily. Giờ đây, mọi con mắt đều đang đổ dồn sự chú ý vào những người dám ‘đi ngược lại với đám đông’. Họ là những người ‘sáng tạo’ không ngại khám phá các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI) và NFT hay kết hợp với ngành thể thao. Bài viết dưới đây sẽ nêu bật những xu hướng có thể sẽ xoay chuyển làn sóng xa xỉ vào năm 2024.

Người dùng TikTok có ‘gout thẩm mỹ’ hơn 

TikTok remains a key driver for luxury fashion trends, but audiences are growing more discerning. Photo: TikTok

Với hơn 45 triệu người dùng hàng ngày, TikTok đã trở nên quen thuộc với mọi ngành công nghiệp kể từ năm 2018, ảnh hưởng lớn đến quyết định của người tiêu dùng đối với mọi thứ, từ khách sạn và nhà hàng đến xu hướng thời trang và làm đẹp. Mặc dù ban đầu, các thương hiệu xa xỉ đã không thể bắt kịp với xu hướng này. Nhưng theo báo cáo của Launchmetrics rằng các thương hiệu thời trang cao cấp đã cố gắng gia tăng giá trị tác động truyền thông (MIV) vào năm ngoái với tốc độ nhanh hơn so với các thương hiệu thời trang nhanh trên ứng dụng này.

Đối với hàng xa xỉ, TikTok là cơ hội để các thương hiệu đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình và đáp ứng sự khác biệt giữa các thế hệ, cũng như thu hút thế hệ khách hàng xa xỉ mới. Nhưng nó không phải là ‘hạng mục’ duy nhất mà họ tập trung nhiều nhất vào.

Katie Devlin, trợ lý biên tập xu hướng tại công ty Stylus đã chia sẻ với Jing Daily: “TikTok chắc chắn sẽ vẫn là nguồn lực tiếp thị có giá trị cho các thương hiệu xa xỉ vào năm 2024, nhưng các thương hiệu sẽ cần phải có tính sáng tạo nhiều hơn”.

The 10 Biggest TikTok Fashion and Beauty Trends of 2020 – WWD

Người tiêu dùng có thể sẽ ngày càng phân tích nội dung mà những người sáng tạo nội dung chia sẻ vào năm 2024. Devlin lưu ý rằng các thương hiệu xa xỉ nên thận trọng khi tiếp cận nền tảng này.

Cô cho biết thêm: “Nhiều người tiêu dùng đang cảm thấy mệt mỏi với các Influencer và không thích cảm giác họ liên tục giới thiệu sản phẩm, vì vậy, sự tin cậy và tính xác thực là điều tối quan trọng khi nói đến những người mà họ chọn tương tác. Đối với các thương hiệu xa xỉ, điều này có thể có nghĩa là phải làm việc với nhiều Influencer khác nhau để tiếp cận người tiêu dùng theo một cách gần gũi hơn.”

Cộng đồng NFT: Tiêu chuẩn mới trong ‘sân chơi’ Luxury

Maison Margiela's Web3 Gamification: A Revolution in Fashion and Community Building
Game Web3 của Maison Margiela

Năm ngoái, chúng ta đã có thể thấy được ​​một số hãng sản xuất hàng xa xỉ truyền thống, như Maison Margiela và Gucci, phát triển NFT game của họ. Và Louis Vuitton cũng đã chính thức ‘bước một chân’ vào thị trường này.

Mặc cho quá khứ đầy biến động của ngành, việc ưu tiên hàng đầu của các nhà mốt hiện nay là ổn định hình ảnh của họ sau cơn sốt NFT. Họ cần phải điều chỉnh cách tiếp cận của mình để trao quyền cho những người tiêu dùng xa xỉ kín đáo.

Alexandre Frih, người sáng lập nền tảng sản phẩm kỹ thuật số Next Decade, nói với Jing Daily: “Vào năm 2024, thị trường NFT xa xỉ có thể sẽ tập trung vào quyền sở hữu và độc quyền kỹ thuật số. Đặc biệt, ngành xa xỉ phẩm trong năm tới sẽ muốn biến quyền sở hữu kỹ thuật số trở thành xu hướng chính.”

SUPERGUCCI NFTs by Gucci & SUPERPLASTIC Release Date, Price
BST SUPERGUCCI NFTs đánh dấu sự hợp tác giữa Gucci và SUPERPLASTIC

Năm nay cũng có thể sẽ có ​​nhiều đối thủ xa xỉ đẩy mạnh việc phát triển các cộng đồng NFT của mình, và họ chỉ giới hạn những người đầu tư ban đầu mới có thể tiếp cận được. Và các sản phẩm ‘phygital’ (thực tế ảo song hành: sản phẩm hoặc thiết kế kết hợp giữa môi trường số và thực tế) độc quyền sẽ tăng đột biến. Gucci và Louis Vuitton cũng đã từng triển khai một dự án như thế. Họ trao các đặc quyền cao cấp chỉ dành cho thành viên, bao gồm lời mời tham dự sàn diễn tuần lễ thời trang, những chiếc hộp bí mật và các buổi tạo kiểu cá nhân.

Louis Vuitton to sell €39,000 NFTs | Vogue Business
BST NFT đầu tiên của Louis Vuitton dành riêng cho các thành viên câu lạc bộ độc quyền

Tiềm năng của AI 

Can luxury use AI without losing its luster? | Jing Daily
Chiến dịch đầu tiên của Moncler sử dụng AI

Sau một năm trí tuệ nhân tạo trở nên bùng nổ trong mắt công chúng từ các thương hiệu như Valentino và Moncler, các nhà mốt phải nghĩ ra những biện pháp gì đó để ngăn chặn những rủi ro tương tự như metaverse và thị trường NFT vừa qua.

Giám đốc điều hành của công ty thời trang AR Zero10 George Yashin đã kết luận rằng khi nhiều người chơi xa xỉ chỉ muốn thử công nghệ này một lần vào năm ngoái, thì họ sẽ không còn muốn thử lại lần nữa vào năm 2024. Ông nói: “Các thương hiệu nên tránh xa việc chỉ tuyên bố sử dụng AI vì mục đích đổi mới mà thay vào đó hãy tích cực kết hợp nó vào hoạt động của mình”.

How Luxury Players Farfetch, Yoox Serve Up Fashion Inspiration with AI – Sourcing Journal

Chúng ta nên khám phá các điểm tiếp xúc đa dạng của công nghệ như thuê các nghệ sĩ AI góp mặt trong các chiến dịch hấp dẫn hoặc triển khai machine learning (còn có tên tiếng Việt là máy học, chúng được sử dụng như một công cụ cá nhân hóa có giá trị được phát triển dựa trên data mẫu hoặc kinh nghiệm có được từ trước).

Roxanne Iyer, COO của nền tảng thời trang kỹ thuật số Syky, lưu ý rằng: “AI sẽ là chất xúc tác tuyệt vời cho con người. Tuy nhiên, sự đa dạng trong tư duy và tài năng hiện nay quan trọng hơn bao giờ hết”.

Thời trang cao cấp trong ngành hàng thể thao

Với sự tham gia của LVMH vào Thế vận hội Paris 2024 sắp tới, nhiều nhà mốt đã sử dụng đường hầm như một địa điểm trình diễn bộ sưu tập mới và các xu hướng như “Tenniscore” đang được yêu thích nhiều hơn – sự trở lại này đánh dấu cuộc gặp gỡ giữa thể thao và ngành xa xỉ phẩm. Những vận động viên nam nghiễm nhiên ‘rơi vào tầm ngắm’ và nhận được lời mời hợp tác với nhiều ông lớn trong ngành.

Đối với Thế vận hội, việc có được sự hậu thuẫn của một trong những tập đoàn xa xỉ lớn nhất có thể sẽ khiến sự kiện này trở thành sàn diễn thời trang hơn bao giờ hết. Lễ hội thể thao diễn ra vào thời điểm mà công nghệ trên sân cỏ đang ngày càng phổ biến. Người tiêu dùng sẵn sàng chi tiền nhiều hơn cho những sản phẩm đến từ các thương hiệu nổi tiếng như On Running và Hoka,…

Các hãng xa xỉ cũng đang đầu tư nhiều hơn vào các ngành nghề khác nhau. Tháng 11 năm ngoái, Prada tuyên bố hợp tác với Nasa để thiết kế trang phục du hành vũ trụ cho Artemis 3. Đây là lần đầu tiên một hãng thời trang xa xỉ của Ý hợp tác với một công ty vũ trụ.

Nguồn : style-republik