Những kiệt tác từ nghệ thuật pha lê và niềm đam mê bất tận của giới thượng lưu

Không chỉ nổi bật với khối tài sản khổng lồ, giới thượng lưu còn là những người biết cách tận hưởng cuộc sống vô cùng tinh tế, đẳng cấp. Từ thời trang, ẩm thực đến công nghệ, họ luôn tìm kiếm những trải nghiệm tối ưu nhất.

Pha lê định danh đẳng cấp

Theo dự báo, quy mô thị trường hàng xa xỉ APAC (Châu Á – Thái Bình Dương) sẽ tiếp tục tăng lên từ 136,29 tỷ USD vào năm 2023 lên 173,05 tỷ USD vào năm 2029, với tốc độ tăng trưởng hàng năm trung bình (CAGR) là 4.06% trong giai đoạn dự báo (2023-2029). Trong đó, Việt Nam đang nổi lên như một điểm đến đầy tiềm năng với ngành hàng xa xỉ, dự kiến đạt doanh thu 992,20 triệu USD năm 2024 cùng với sự hiện diện của nhiều thương hiệu cao cấp.

Ngành xa xỉ phẩm phát triển tại Việt Nam (Hình ảnh: Pexels)

Bên cạnh lối tiêu dùng vào xe hơi, bất động sản hàng hiệu hay các dịch vụ nghỉ dưỡng, giới thượng lưu không tiếc tiền chi tiền cho pha lê. Đối với họ, giá trị của sản phẩm được thể hiện qua sự khéo léo, tài tình của người nghệ nhân. Bởi chính bàn tay và khối óc của người đầu tư cho tạo phẩm mới là trọng tâm của sự sang trọng. Pha lê đáp ứng được những tiêu chí đó.

Vật liệu này được đánh giá là tuyệt phẩm tinh xảo và quý giá, hình thành từ quá trình tạo tác công phu của những người nghệ nhân, đòi hỏi kỹ thuật cao và nguồn nguyên liệu chọn lọc. Cụ thể, các nghệ nhân phải uốn tinh thể pha lê bên trong các lò nung với nhiệt độ tương đương nham thạch. Sau đó, họ sử dụng một ống sắt rỗng và dùng hơi thở của mình thổi vào ống sắt đó, hoặc đưa chúng vào những chiếc khuôn có sẵn để tạo hình. Có lẽ, đây chính là khởi nguồn cho “sự nhiệm màu” bởi chúng đòi hỏi sức mạnh bền bỉ để giữ vững và xoay các khối pha lê, cho đến những hơi thở đều để đảm bảo tạo nên hình hài hoàn mỹ nhất cho một tác phẩm mong manh và tinh tế còn nóng hổi.

Sau khi các tác phẩm đạt được hình dạng mong muốn, pha lê được để nguội trong vòng một đêm trước khi chuyển sang “quá trình lạnh”. Tại đây, những chi tiết trang trí được điểm xuyết trên bề mặt tác phẩm. Giai đoạn này cũng lắm công phu. Những nét cắt phải đạt đến độ chuẩn xác đến từng mi-li-mét để tạo nên các khối hoa văn với khả năng phô diễn ánh sáng một cách lộng lẫy nhất có thể. Sau khi những bước trang trí cuối cùng được hoàn thành, pha lê sẽ được kiểm tra chất lượng đến từng chi tiết nhỏ nhất để đảm bảo không có khuyết điểm nào tồn tại.

Pha lê hoàn thiện trải nghiệm thưởng vang

Dựa vào xu thế thị trường, đồ pha lê cũng nhanh chóng được sản xuất nhằm phục vụ cho nhiều mục đích và nhu cầu khác nhau. Đặc biệt, những ly pha lê tinh xảo trở nên phổ biến và làm xiêu lòng bao tín đồ duy mỹ. Để tạo ra một sản phẩm vừa bền đẹp, đảm bảo sức khỏe và thừa hưởng những giá trị tốt đẹp của pha lê ngày trước, những chiếc ly pha lê không chì (lead-free crystal) đã ra đời.

Pha lê là vật liệu được giới tinh hoa ưa chuộng (Hình ảnh: Lucaris)

Hàng loạt thương hiệu đi đầu trong việc sản xuất ly pha lê không chì ở phương Tây khẳng định vị thế dẫn đầu. Trong khi đó, phương Đông dẫu tiến vào thị trường muộn nhưng các dòng ly được sản xuất tại đây vẫn sở hữu cả kiểu dáng và chất lượng nổi bật. Ly pha lê Châu Á giữ được sự thanh thoát, tỉ mỉ và tinh tế như chính tính cách của các nghệ nhân. Lucaris Crystal (Thái Lan) hiện đang là cái tên tiên phong trong thị trường này với đa dạng các dòng sản phẩm cao cấp, đáp ứng yêu cầu khắt khe của giới mộ điệu rượu vang khắp nơi.

Các sản phẩm của Lucaris không chỉ đáp ứng được yêu cầu về tính an toàn mà còn tôn vinh vẻ đẹp và sự tinh tế. Những chiếc ly thuỷ tinh được thổi bằng miệng và chế tác hình dạng, hoa văn mang đậm văn hoá Á Đông, qua đó, nâng cao trải nghiệm cá nhân của những người sở hữu. Điều này đã được chứng minh qua hàng loạt giải thưởng mà Lucaris đã đạt trong những năm qua: Giải thưởng Thiết kế Đương đại 2017, Giải thưởng thiết kế iF 2018 và Giải thưởng Thiết kế Golden Pin 2020.

Ly pha lê không chì được các nhà hàng ưu ái (Hình ảnh: Lucaris)

“Ngày nay, tại các khách sạn, ly pha lê không chì cũng dần trở nên phổ biến. Tuy giá thành cao hơn bởi giai đoạn chế tác cầu kỳ hơn, nhưng chúng cũng hội tụ những ưu điểm nổi bật như trọng lượng nhẹ hơn và chạm khắc kỹ lưỡng hơn. Khi cụng ly, âm thanh phát ra ngân dài, “nịnh mắt, đã tai”, trong trẻo và vang xa. Đồng thời, thế mạnh của ly pha lê nói chung và dòng pha lê không chì nói riêng là khả năng nâng tầm tổng thể mùi vị của rượu, dẫn dắt người thưởng thức đi qua mỗi tầng hương. Điều này đặc biệt quan trọng trong việc nâng tầm trải nghiệm thưởng rượu của khách hàng” – Bà Trần Thị Dung Trâm, Head sommelier tại Chapter Dining & Grill chia sẻ.

Có thể thấy, việc sử dụng các sản phẩm pha lê cao cấp không chỉ là một phần của phong cách sống thượng lưu tại Việt Nam nói riêng và châu Á nói chung, mà còn để tôn vinh giá trị nghệ thuật và gu thẩm mỹ của mỗi người. Với riêng trải nghiệm thưởng vang, tinh tuý của men nồng được nâng niu trong những tuyệt tác pha lê tạo một sự cộng hưởng giúp nâng tầm trải nghiệm của người thưởng thức, đồng thời, một lần nữa khẳng định đẳng cấp của gia chủ.