Cơ thể sẽ ra sao khi bạn nóng giận

Thường xuyên nóng nảy, tức giận không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần mà còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp, ảnh hưởng đến mọi người xung quanh.

Một nghiên được thực hiện với 22% là nhóm người đang tức giận, 39% số người tham gia trong trạng thái lo lắng, phần còn lại có tâm trạng bình thường đã cho thấy tâm trạng ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe thể chất như nào.

Nhịp tim, huyết áp tăng

Khi cao giọng hay tranh cãi nảy lửa, nhịp tim có xu hướng tăng cao đột ngột. Huyết áp cũng sẽ tăng và là lý do khiến má có xu hướng đỏ, tĩnh mạch hiện rõ trên da. Lúc này hơi thở có xu hướng nặng và nhanh hơn nhằm chuyển oxy đi các cơ quan trong cơ thể. Trong một số trường hợp hiếm gặp, bàn tay và bàn chân còn có xu hướng lạnh hơn bình thường.

Tính cách nóng nảy có thể khiến bạn phải đối mặt với nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp cao hơn so với người bình thường.
Tính cách nóng nảy có thể khiến bạn phải đối mặt với nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp cao hơn so với người bình thường.

Suy giảm hệ miễn dịch

Các nhà nghiên cứu còn cho rằng khi nóng giận, tâm trạng không ổn định cũng ảnh hưởng đến hệ miễn dịch trong khoảng 6 tiếng đồng hồ. Những người nóng tính, dễ nổi giận thường có xu hướng dễ ốm, cảm vặt hơn do hệ miễn dịch của họ có xu hướng không khỏe mạnh bằng nhóm đối tượng còn lại.

Kéo theo nhiều hệ lụy sức khỏe

Khi tức giận, các chất hóa học gây căng thẳng sẽ tràn ngập trong não bộ và cơ thể, tạo ra nhiều thay đổi, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất. Đó cũng là lý do mà những người dễ tức giận thường hay bị đau đầu, lo lắng, mất ngủ và có sức khỏe tiêu hóa kém khỏe mạnh. Các bệnh da liễu như chàm cũng có thể phức tạp hơn nếu sức khỏe tinh thần không ổn định. Nhóm người này còn có nguy cơ đau tim, đột quỵ cao hơn so với thông thường.

Sức khỏe tinh thần kém cũng ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thể chất.
Sức khỏe tinh thần kém cũng ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thể chất.

Ảnh hưởng đến trí nhớ

Tình trạng nóng nảy, tức giận kéo dài lâu ngày cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của não bộ, khiến trí nhớ suy giảm, kém minh mẫn. Biểu hiện rõ nhất là sau những cuộc trao đổi gay gắt, người trong cuộc cũng không thể nhớ chính xác những gì mình đã nói, đã hành động.

Dẫn đến nhiều bệnh mãn tính

La mắng, to tiếng không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân mà còn tác động tiêu cực lên cả những người phải nghe, chịu đựng điều này. Một số nghiên cứu đã chỉ ra việc cha mẹ la mắng con cái trong độ tuổi 13-14 sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ trẻ. Não bộ của những người thường xuyên phải nghe la mắng, chịu đựng cơn nóng giận từ người khác được cho là có cách xử lý âm thanh và ngôn ngữ khác thường nên có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như đau lưng, cổ, đau đầu, thậm chí viêm khớp.

Tâm lý học chỉ ra rằng chúng ta hét lên trong mỗi cuộc tranh cãi bởi chúng ta quá tự tin về ý kiến của mình nhưng lại thiếu tự tin về việc sẽ được người khác lắng nghe. Tuy nhiên, việc la hét sẽ không bao giờ giúp bạn trở thành người đúng, người chiến thắng một cách thán phục. Lập luận chặt chẽ và giữ bình tĩnh là cách duy nhất để đối phương hiểu được những gì bạn đang truyền tải cũng như giúp họ bình tĩnh để lắng nghe bạn một cách trọn vẹn.

Bệnh da liễu, bệnh mãn tính liên quan đến xương khớp cũng bị ảnh hưởng nhiều nếu bạn thường xuyên la hét, nóng giận.
Bệnh da liễu, bệnh mãn tính liên quan đến xương khớp cũng bị ảnh hưởng nhiều nếu bạn thường xuyên la hét, nóng giận.

Để kiểm soát bản thân khỏi sự nóng giận, bạn nên suy nghĩ kỹ trước khi nói, hít thở sâu khi mất bình tĩnh, nhìn mọi chuyện dưới góc độ hài hước hơn, chia sẻ cùng mọi người, đón nhận sự giúp đỡ từ người khác…

Duk Sun (Theo Brightside)