Xem Funny Face và cảm nhận: Sự giải thoát đầy say mê khỏi thế giới quá đỗi tầm thường này!

Từ trang phục Givenchy của Audrey Hepburn đến những bài ca ngợi do biên tập viên Diana Vreeland và nhiếp ảnh gia Richard Avedon, xem Funny Face (2014) người ta tưởng như đang thực hiện chuyến đi trở về lịch sử của thời trang.

Paramount đã tái hiện lại bộ phim hài lãng mạn năm 1957 và lấy tên những ngôi sao cùng một số ít các bài hát từ một chương trình đã ra mắt vào ba thập kỷ trước và làm mới hoàn toàn. Fred Astaire và một vài giai điệu George-và-Ira-Gershwin vẫn còn đó, nhưng cốt truyện đã biến mất như một làn khói.

Bản nhạc kịch cũ lấy bối cảnh một vụ án liên quan đến một chiếc vòng cổ ngọc trai bị đánh cắp, một phi công, ba cô gái và chuyến đi đến thành phố Atlantic. Phiên bản phim là một câu chuyện cổ tích “vịt hoá thiên nga”: một cô mọt sách luộm thuộm gặp gỡ một nhiếp ảnh gia, bay đến Paris, họ yêu nhau và cuối cùng cô gái trở thành một siêu mẫu tuyệt đẹp, mặc các thiết kế độc quyền từ đầu đến chân. Quả đúng như vậy, Funny Face là một bộ phim có vẻ hơi ngớ ngẩn, nhưng nó hiệu quả bởi vì nàng mọt sách là Audrey Hepburn, và bởi vì đây là một bộ phim thể hiện được một niềm đam mê mãnh liệt cho nội dung chủ đạo của nó.

Phiên bản phim là một câu chuyện cổ tích “vịt hoá thiên nga”: một cô mọt sách luộm thuộm gặp gỡ một nhiếp ảnh gia, bay đến Paris, họ yêu nhau và cuối cùng cô gái trở thành một siêu mẫu tuyệt đẹp, mặc các thiết kế độc quyền từ đầu đến chân.

Audrey Hepburn yêu thời trang và Funny Face cũng vậy. Hầu hết các trang phục cho bộ phim được thiết kế bởi Edith Head huyền thoại, nhưng vinh quang đến với Funny Face là một bộ sưu tập các loại áo được thiết kế riêng bởi Hubert de Givenchy. Hepburn lần đầu tiên tiếp cận Givenchy với mục đích nhờ cậy – thiết kế trang phục cho cô cho vai diễn Sabrina, nhưng ông không thể dành thời gian cho việc đó. Thay vào đó, ông cho cô xem những bộ trang phục được thiết kế sẵn và cô đưa ra một số lựa chọn, bao gồm một chiếc váy quây trắng đáng nhớ thêu màu đen và một chiếc váy xếp nếp.

Edith Head đã giành giải Oscar cho các thiết kế của cô trong bộ phim đó, và không bao giờ thừa nhận hoàn toàn những thiết kế của Givenchy, và đó là tất cả những gì cần thiết để Audrey quyết định thay đổi. Hepburn đã yêu cầu Givenchy thiết kế tất cả trang phục tương lai của cô, bắt đầu từ Funny Face: “Trang phục của Givenchy là những bộ đồ duy nhất giúp tôi được làm chính tôi”.

“Trang phục của Givenchy là những bộ đồ duy nhất giúp tôi được làm chính tôi” – Audrey Hepburn

Người thợ may đóng một vai trò quan trọng, đó là điều hiển nhiên, nhưng chính những bản thiết kế của ông mới là ngôi sao. Hepburn, trong phim lúc đầu là người bán sách, sau đó đã chuyển sang làm người mẫu Jo, tạo dáng rất đẹp trong các trang phục ở những địa điểm trên đường phố Paris thanh lịch: như là chạy xuống các bậc thang của bảo tàng Louvre vẫy một chiếc khăn voan màu đỏ; câu cá trên một chiếc thuyền ở dòng sông Seine trong bộ vest và mũ rơm; lao qua vườn Tuy- Líp trong chiếc váy đen hở vai.

Có lẽ sàn catwalk tuyệt vời nhất là trên lễ đường, khi bạn mặc chiếc váy cưới, và Funny Face chính là một sàn diễn thời trang. Bộ váy cưới của Givenchy trong bộ phim này thật lãng mạn, tuy nhiên cũng mang tính hiện đại: một chiếc váy trắng dài và xoè như các vũ công ballet, với vạt lót thon thả mỏng manh và đường viền cổ áo cao mà Hepburn ưa chuộng.

Thêm vào đó là một tấm màn che hai lớp, gắn chặt vào mái tóc được vén cao của Hepburn với một cái nơ nhỏ xíu, nhấn mạnh những điểm khác thường của bộ váy. Nó vượt xa và toả sáng hơn cả khung cảnh Coye-la-Forêt (một tỉnh phía Bắc của Pháp), và mối tình lãng mạn từ tháng 5 cho đến tháng 12 giữa Hepburn và Astaire.

Givenchy không phải là liên kết duy nhất của bộ phim với thế giới thời trang, mặc dù – những bộ quần áo tuyệt đẹp được toả sáng hết mức trong bối cảnh phù hợp. Nhiếp ảnh gia, do Astaire thủ vai, người đã mang Jo ra khỏi hiệu sách và lên trên sàn catwalk một cách lén lút cùng một biên tập viên tạp chí, do Kay Thompson đóng. Cả hai vai diễn Dick Avery và Maggie Prescott sẽ rất quen thuộc với bất kỳ nhà thiết kế thời trang thập niên 1950 nào vì chúng dựa trên nguyên mẫu nhiếp ảnh gia Richard Avedon và biên tập viên thời trang Diana Vreeland. Cả hai đều thân thiết và chuyên nghiệp – nhưng mặc dù cả hai vai diễn đều được yêu mến, chỉ một trong số họ có liên quan đến mạch phim.

Avedon đã được ngợi khen vì những bức ảnh thời trang nhấn mạnh cả phong trào (những gì người New York gọi là “Avedon blur”) và cảm xúc. Trong phim, Avery chụp ảnh Jo tại một nhà ga xe lửa trong bộ đồ dài màu xám và một chiếc mũ nhung, với đôi mắt ngấn lệ. Tám năm trước, Avedon đã chụp Dorian Leigh đang nhìn với ánh mắt bâng khuâng, xa xăm trên tàu cho tạp chí Harper’s Bazaar. Biên tập viên của anh, Carmel Snow, không hề ấn tượng, bà nói với anh rằng “Không ai khóc khi đang đội một chiếc mũ Dior, thằng khùng” nhưng Avedon không bận tâm.

Avedon cung cấp nhiều hơn chỉ là nguồn cảm hứng cho Funny Face – ông cho ra mắt các bức ảnh với những tiêu đề ấn tượng, và các bộ ảnh tiếp theo của ông đều dựa vào những dáng chụp ảnh đặc trưng và những địa điểm buồn thương, chia ly mà ông ưa thích. Tấm ảnh chụp cận cảnh khuôn mặt Hepburn quá mức nổi tiếng cũng là sản phẩm của Avedon, và Astaire táo bạo tái hiện lại sự sáng tạo của nó trong khi hát nhạc nền của bộ phim cho Hepburn trong căn phòng tối tăm của mình. Nhờ những đóng góp của Avedon, xem Funny Face giống như việc bạn lướt qua tạp chí thời trang cao cấp.

Nhờ những đóng góp của Avedon, xem Funny Face giống như việc bạn lướt qua tạp chí thời trang cao cấp.

Phong cách của tạp chí đó thuộc về biên tập viên Prescott: Thompson đã có một màn trình diễn náo nhiệt để giới thiệu bộ phim với tựa đề vô cùng hấp dẫn – “Nhìn cuộc đời màu hồng” (Think Pink). Nếu bạn đã từng thưởng thức một bộ phim về ngành thời trang, đây là một ấn bản dành cho bạn, vì Prescott làm mới hoàn toàn số tạp chí gần đây nhất và biến cuộc họp biên tập thành một vũ điệu với những siêu mẫu từ thập niên 50, bao gồm Suzy Parker và Sunny Harnett. Và lời khuyên bên trong cũng là một điều bí ẩn.

Có rất ít điều Vreeland mà Prescott không nhớ đến, người phụ nữ mà Avedon gọi là “người dì tuyệt vời và điên rồ”: niềm đam mê của cô với Paris, năng lượng vô biên của cô, sự sáng tạo của cô với ngôn ngữ, bao gồm cả việc sử dụng rộng rãi từ “pizzazz” (kết hợp giữa từ vitality và glamour – có sức sống và quyến rũ), và tất nhiên, cô luôn nhạy cảm với những tài năng. Cũng như việc Prescott nhìn vào Jo trong chiếc áo dài thô kệch và một khuôn mặt được cho là ngớ ngẩn (Funny Face) nhưng lại thấy được một người mẫu tương lại, Vreeland ưa thích vẻ ngoài kì quặc và cá tính trong các người mẫu của cô.

Vreeland là biên tập viên thời trang tại Harper’s Bazaar, nhưng Snow, tổng biên tập tạp chí lại được cảm ơn ở phần kết phim Funny Face. Thật là là một sự xấu hổ vì Vreeland đã không hài lòng với bộ phim, khịt mũ và nói “Đừng bao giờ nhắc lại về bộ phim này” với trợ lý khi cô ra khỏi rạp phim. Hầu hết chúng ta sẽ mừng vui với viễn cảnh: Thompson đã đóng quá đạt trên sàn nhảy với vai diễn của cô ấy và cả trong việc song ca với Astaire và Hepburn, và Think Pink (Nhìn cuộc đời màu hồng) là điểm được nhắc đi nhắc lại trong bộ phim.

Funny Face là một bộ phim thông minh hơn mọi người nghĩ. Ý nghĩ một cô gái bán hàng trở thành siêu mẫu và nổi tiếng được củng cố bởi cảm giác mà bộ phim mang lại về cách vận hành và đặc tính của thế giới thời trang. Khi mà Hepburn toả sáng trong chiếc váy lụa của Givenchy ở phía cuối sàn catwalk ở Paris, Funny Face nhắc nhở chúng ta về những người đứng sau hậu trường, người đã mặc cho cô gái chiếc váy tuyệt mĩ đó.

Nếu tất cả những điều trên có vẻ hơi lố bịch, hãy nhớ rằng Vreeland đã mô tả thời trang là “sự giải thoát đầy say mê khỏi thế giới quá đỗi tầm thường này” – và hãy nhìn cuộc đời màu hồng.

Chuyển ngữ: Nhi Nguyễn

Theo The Guardian