Nuôi trẻ con theo kiểu người Nhật để tạo ra những đứa trẻ thành công

Từ xưa đến nay, người Nhật Bản luôn được khen ngợi về cách nuôi dạy con cái. Thậm chí trong một số báo cáo còn chỉ ra trẻ em Nhật Bản đứng đầu thế giới về sức khỏe và sự chăm ngoan, để đạt được thành công đó có lẽ phải nhờ đến những cách giáo dục sau.

Trước khi dạy trẻ em về kiến thức, các trường học ở Nhật Bản lại chú trọng hơn đến vấn đề đạo đức. Người Nhật luôn có mục tiêu rõ ràng: trong 3 năm đầu đạo đức mới là điều cần được ưu tiên phát triển hơn chứ không phải cách chúng ta vẫn làm là dạy cho trẻ em biết càng nhiều càng tốt từ khi còn nhỏ. Để hình thành nên một con người, nhân cách, lòng đồng cảm và sự nhân ái mới là thứ mà người Nhật hướng đến nên trẻ em Nhật Bản trước khi lên lớp 4 sẽ không phải làm bài kiểm tra. Đây là điều hoàn toàn khác biệt so với chúng ta.

 
Trẻ em Nhật được nuôi dạy về đạo đức nhiều hơn là kiến thức. (Ảnh: sưu tầm)

Trẻ em Nhật được nuôi dạy về đạo đức nhiều hơn là kiến thức. (Ảnh: sưu tầm)

Thay vì được thuê lao công dọn dẹp ở các trường học, học sinh Nhật Bản có trách nhiệm tự dọn dẹp lớp học, căng tin và thậm chí cả nhà vệ sinh. Người Nhật tin rằng khi tự bỏ công sức, con họ sau này sẽ biết giúp đỡ người khác đồng thời nâng cao khả năng làm việc nhóm.

 
Làm việc cùng nhau giúp trẻ em Nhật Bản tăng sự đoàn kết (Ảnh: sưu tầm)

Làm việc cùng nhau giúp trẻ em Nhật Bản tăng sự đoàn kết (Ảnh: sưu tầm)

Tại Nhật cũng có những quy tắc mà trẻ em phải tuân theo như quy định mặc đồng phục, việc tất cả mặc đồng phục sẽ giúp học sinh tập trung tối đa vào việc học và phát triển, xóa bỏ các rào cản và giúp thúc đẩy ý thức cộng đồng, gia đình và sự đoàn kết giữa các học sinh.

 
Ở Nhật Bản, trẻ em cũng có quy tắc về mặc đồng phục (Ảnh: sưu tầm)

Ở Nhật Bản, trẻ em cũng có quy tắc về mặc đồng phục (Ảnh: sưu tầm)

Ngoài 6 tiếng trên trường, trẻ em Nhật Bản được khuyến khích tham gia hội thảo hay các lớp dự bị sau giờ học nhằm nâng cao thêm sự hiểu biết. Đa phần các lớp được tổ chức vào buổi tối nên trẻ em đều có thời gian để tham dự. Học sinh Nhật Bản có thể học thêm cả vào cuối tuần và kỳ nghỉ lễ.

 
Tham gia các hội thảo hay lớp học dự bị là điều trẻ em có thể chọn lựa. (Ảnh: sưu tầm)

Tham gia các hội thảo hay lớp học dự bị là điều trẻ em có thể chọn lựa. (Ảnh: sưu tầm)

Nếu như ở các quốc gia khác, việc giáo viên ăn cùng học sinh là điều hiếm hoi thì thật bất ngờ ngay tại Nhật, điều đó lại được ủng hộ. Hệ thống giáo dục Nhật Bản cho rằng việc giáo viên và học sinh ngồi ăn cùng nhau sẽ gắn kết hai thế hệ tốt hơn, giúp xây dựng không khí như một gia đình. Đặc biệt về khẩu phần ăn và chất lượng bữa ăn cũng được chú trọng tuyệt đối. Ở các trường tiểu học và trung học cơ sở công lập, bữa ăn trưa được làm theo thực đơn tiêu chuẩn do các chuyên gia sức khỏe và đầυ bếp đề ra.

Ngoài ra, người Nhật còn rất quan tâm đến việc dạy cho con trẻ các kỹ năng ứng xử với cộng đồng: việc ứng xử lịch sự, hòa bình và khiêm nhường trong mọi trường hợp. Điều này không có nghĩa ở Nhật Bản không có sự cạnh tranh. Trên thực tế, ở Nhật Bản, dù là người lớn hay trẻ nhỏ, tất cả đều cố gắng để đạt mục tiêu của mình một cách lành mạnh và công bằng.

 
Cư xử trong cộng đồng cũng là một trong những cách giáo dục mà người Nhật hướng đến cho con trẻ (Ảnh: sưu tầm)

Cư xử trong cộng đồng cũng là một trong những cách giáo dục mà người Nhật hướng đến cho con trẻ (Ảnh: sưu tầm)

Trong cách dạy con của người Nhật Bản, việc “khoe” hay kể về con quá nhiều trước mặt người khác là một điều tối ky. Bố mẹ Nhật cho rằng hành động này là thừa thãi và không cần thiết. Nếu con mình giỏi hay nổi bật thật sự thì hãy để mọi người cảm nhận thay vì thông qua những lời khen sáo rỗng của người nuôi dạy chúng. Có lẽ vì thế, bố mẹ Nhật thường chỉ nói chuyện về con mình với những người thân trong gia đình như ông bà hoặc cô, dì, chú, bác ruột.

 
 
Nếu con làm thật sự tốt, mọi người sẽ công nhận chứ không phải bố mẹ (Ảnh: sưu tầm)

Nếu con làm thật sự tốt, mọi người sẽ công nhận chứ không phải bố mẹ (Ảnh: sưu tầm)

Đại bộ phận các trường học Nhật Bản đều yêu cầu: tất cả trẻ em đều bắt buộc phải tham gia vào việc trồng trọt nông trường nhỏ của nhà trường. Những thức ăn có được thông qua bản thân trẻ lao động mà có cũng khiến trẻ biết trân quý đồ ăn hơn. Vì vậy trong cuộc sống hàng ngày, trẻ không những có khả năng tự lo liệu bản thân rất tốt, mà còn không để xảy ra tình trạng lãng phí thức ăn.

Nguồn : thethaovanhoa