Nghệ thuật điêu khắc và sứ mệnh bảo vệ môi trường

Các tác phẩm điêu khắc kích thước thật được đặt dưới lòng đại dương – chỉ có thợ lặn mới có thể tiếp cận – lại là một điểm thu hút du khách. Đây là một cuộc triển lãm nghệ thuật độc đáo và lạ lẫm được tổ chức như một cuộc thử nghiệm bảo vệ sinh thái môi trường biển của nhà điêu khắc và nhà môi trường người Anh Jason deCaires Taylor.

Sự tiến hóa thầm lặng – Đảo Isla Mujeres, Mexico

Rất nhiều tác phẩm của tôi là những cảnh bình thường bạn nhìn thấy trong một thế giới trên mặt đất, nhưng khi bạn thả chúng vào một thế giới khác, bạn có thể suy nghĩ sâu hơn một chút và phản ánh theo một cách khác” – deCaires Taylor nói.

Sự tiến hóa thầm lặng” là một triển lãm nghệ thuật dưới đáy biển ngoài khơi bờ biển Cancun. Hơn 400 bức tượng chìm dưới nước có kích thước như người thật được đúc từ những người dân địa phương ở một làng chài gần đó, những người hiện đang bất tử bảo vệ đại dương của họ. Rạn san hô nhân tạo 10 năm tuổi này có hơn 2.000 san hô vị thành niên.

Tác phẩm điêu khắc Ocean Atlas – Thủ đô Nassau, Bahamas

Ngoài khơi bờ biển Nassau là tác phẩm điêu khắc dưới nước lớn nhất thế giới, nó được đặt ở vị trí đủ cạn để cả người bình thường và thợ lặn ngắm nhìn. Bức tượng cô gái trẻ Bahamian nặng 60 tấn, cao gần 5m này dường như đang gánh lấy cả đại dương trên vai, giống như vị thần Hy Lạp Atlas gánh cả bầu trời

a1

Tác phẩm điêu khắc Ocean Atlas – Thủ đô Nassau, Bahamas.

Công viên điêu khắc Molinere – Grenada, Tây Ấn

Được lắp đặt vào năm 2006 sau khi Molinere Bay chịu thiệt hại nặng nề từ cơn bão Ivan năm 2004, 75 tác phẩm nghệ thuật chìm dưới nước này đã hình thành công viên điêu khắc dưới nước đầu tiên trên thế giới và được mệnh danh là 1 trong 25 kỳ quan thế giới của National Geographic. Bây giờ chính công viên này đã trở thành một ngôi nhà mới cho sinh vật biển sinh sôi nảy nở và nó cũng thu hút các thợ lặn, du khách ngày một nhiều.

a2

Bảo tàng Atlántico – Playa Blanca, quần đảo.

Bảo tàng Atlántico – Playa Blanca, quần đảo Canary

Bảo tàng nghệ thuật dưới nước đầu tiên ở châu Âu này, được khai trương vào năm 2016, có thể cho phép cả thợ lặn và du khách đến thưởng lãm. Qua sự tàn phá của thế giới tự nhiên và biến đổi khí hậu, bảo tàng chứa hơn 300 tượng kích thước thật này đi như mộng du về phía một bức tường dưới nước.

Thủy triều – London, Anh

Không giống như hầu hết các tác phẩm của Taylor, những tác phẩm điêu khắc này có thể được nhìn thấy từ đất liền, trên bờ sông Thames, nổi lên khi thủy triều xuống. Phóng tầm mắt từ Tòa nhà Quốc hội, bạn có thể thấy 4 kỵ sĩ khải huyền (four horsemen of the Apocalypse). Mặc dù có nhiều dị bản khác nhau, nhưng 4 kỵ sĩ thường được miêu tả như là biểu tượng của xâm lược (conquest), chiến tranh (war), nạn đói (famine) và chết chóc (death). Theo Cơ Đốc Giáo, 4 người kỵ sĩ này sẽ mang đến sự khải huyền thiêng liêng cho cả thế giới như là sứ giả của sự phán quyết cuối cùng. Những tác phẩm này tác giả muốn nhắn nhủ như là một lời nhắc nhở về mực nước biển dâng cao và biến đổi khí hậu.

Rạn san hô Coralarium, Maldives

Công trình kiến trúc có hình khối lập phương, cao hơn 6m, được làm từ thép không gỉ được đặt tại resort Sirru Fen Fushi ở Maldives. Đây là phòng trưng bày xuất hiện theo cơ chế thủy triều đầu tiên trên thế giới. Dựa theo hoạt động của triều cường, công trình này sẽ ẩn hiện hoặc biến mất hoàn toàn dưới làn nước biển. Bên trong Coralarium, du khách có thể bơi giữa các bức tượng được làm từ hợp chất thép không gỉ, có độ pH trung tính và không gây ô nhiễm nguồn nước. Tùy theo triều cường lên xuống, một vài bức tượng sẽ đắm mình hoàn toàn trong lòng đại dương, số khác lại sẽ nổi trên mặt nước.

Tổ ấm – Gili Meno, Indonesia

Trên một hòn đảo nhỏ gần Bali, vùng biển có làn nước trong vắt, 48 tác phẩm điêu khắc có kích thước như thật này được sắp đặt như một tổ ấm gia đình. Các cặp vợ chồng ôm nhau bao quanh các nhân vật cuộn tròn dưới đáy biển là một ngôi nhà cho sinh vật biển và giúp tái sinh các rạn san hô. ở độ sâu chưa tới 4m, bảo tàng này thu hút rất nhiều thợ lặn và du khách ghé thăm hằng ngày.

a

Tổ ấm – Gili Meno, Indonesia.

Rạn san hô Great Barrier Reef, Úc

Dự kiến sẽ mở cửa cho công chúng vào đầu năm 2020, dự án mới nhất này của deCaires Taylor nhằm mục đích cải tạo các phần của hệ thống rạn san hô lớn nhất thế giới. Các tác phẩm lần này sẽ bao gồm một bức tượng chìm một phần dưới nước, thay đổi màu sắc khi biển ấm lên và có thể nhìn thấy từ bờ biển và một nhà kính san hô dưới nước.

Nguồn : NTD