Cửa sổ tiết lộ tính cách, tài lộc và cả sức khỏe của gia chủ

Cửa sổ là nơi thu nạp ánh sáng và không khí vào nhà, đồng thời cũng là kênh liên hệ giữa cuộc sống của cá nhân với thế giới bên ngoài.

Một nhà ở lành mạnh cần có nhiều khí trời và ánh sáng. Nếu nhà bốn mặt đều kín bưng không có cửa sổ thì không khí không được lưu thông, trong nhà u tối, ẩm ướt, cho dù nhà chọn được phương vị tốt cũng không phải là nhà ở lí tưởng. Hơn nữa sinh sống trong môi trường thiếu ánh sáng tự nhiên dễ khiến tâm lí con người trở nên bực bội, bức xúc.

Cửa sổ mở ra nhìn thấy gì là cát tường?

1. Nhìn ra ngoài cửa sổ thấy bể nước, bể bơi.
2. Nhìn ra ngoài cửa sổ thấy công viên, sân bóng.
3. Nhìn ra ngoài cửa sổ thấy có con đường ôm bọc.
4. Nhìn ra ngoài cửa sổ thấy hồ nước, dòng sông.
5. Cửa sổ mở nhìn ra biển.

20151221cuasotietlotinhcachtailocvasuckhoecuagiachu4

Công năng của cửa sổ không chỉ là để “nhìn”, mà điều quan trọng nữa là để lưu thông một khối lượng khí rất lớn cho căn nhà. Cửa sổ mở ra ngoài là tốt nhất, vì đón được nhiều khí vào nhà, đồng thời thải được khí độc trong nhà ra ngoài. Khi cửa sổ mở ra không được để bất cứ vật gì làm cản trở luồng khí.

Thông thường cửa sổ được mở ở hai hướng ngược nhau của ngôi nhà để tạo đối lưu không khí trong nhà, cũng tức là cửa sổ mở ở hai bên tường đối diện với nhau.

Ví dụ hai phía Nam và Bắc, hoặc Đông và Tây ngôi nhà mỗi bên mở một cửa sổ. Làm như thế không khí trong nhà mới lưu thông, con người sống khỏe mạnh.

20151221cuasotietlotinhcachtailocvasuckhoecuagiachu5

Phong thủy cổ truyền cho rằng nhà mở cửa sổ hướng Đông là tốt nhất (ảnh internet).

Phong thủy cổ truyền cho rằng nhà mở cửa sổ hướng Đông là tốt nhất, vì phương đông tràn đầy dương khí, nên mới có câu: “Tía khí đông lai”. Cửa sổ hướng Bắc thì không thích hợp lắm.

Cửa sổ mở hướng Nam tốt nhất là phải tránh không đối diện với góc nhà khác, cột ăng ten, cây khô héo, tảng đá có cạnh sắc nhọn, đồ phế thải v.v…Để đảm bảo sức khỏe và an toàn, cửa sổ bị hư hỏng phải mau chóng sửa chữa lại.

Cửa sổ có nhiều hình dạng khác nhau: hình vuông, chữ nhật, hình tròn, hình vòm… Cửa sổ hình tròn và hình vòm đem lại cảm giác yên ổn thanh bình, thích hợp với phòng ngủ, huyền quan và buồng nghỉ ngơi.

20151221cuasotietlotinhcachtailocvasuckhoecuagiachu6

Cửa sổ hình tròn và hình vòm thích hợp với phòng ngủ (Ảnh internet).

20151221cuasotietlotinhcachtailocvasuckhoecuagiachu7

Cửa sổ hình vuông hợp dùng cho phòng ăn và nơi làm việc (Ảnh internet).

20151221cuasotietlotinhcachtailocvasuckhoecuagiachu8

Khéo léo sử dụng hỗn hợp hai hình dáng cửa sổ này thì có thể tạo ra hiệu quả rất mĩ mãn (Ảnh internet).

Cửa sổ hình vuông khiến con người cảm thấy phấn chấn, mạnh mẽ, thích hợp dùng cho phòng ăn và nơi làm việc. Khéo léo sử dụng hỗn hợp hai hình dáng cửa sổ này thì có thể tạo ra hiệu quả rất mĩ mãn.

Buồng ngủ, phòng khách, nhà bếp tốt nhất là dùng cửa sổ mở ra ngoài hoặc mở đẩy sang hai bên, nguyên tắc là không được gây ảnh hưởng cản trở tới khu vực phía trước phía sau cửa sổ.

Cửa sổ mở vào phía trong thường luôn bị vướng vào rèm hay lá chớp lật nên rất khó đóng mở. Khi ấy có thể bày biện chậu cảnh hay giàn âm thanh bên dưới cửa sổ để hóa giải và tạo vẻ sinh động cho khu vực.

20151221cuasotietlotinhcachtailocvasuckhoecuagiachu9

Buồng ngủ, phòng khách, nhà bếp tốt nhất là dùng cửa sổ mở ra ngoài…

20151221cuasotietlotinhcachtailocvasuckhoecuagiachu10

… nếu cửa sổ không thể mở được hoàn toàn hoặc mở vào phía trong sẽ dễ gây ra tâm lí không thoải mái (ảnh internet).

Có những căn nhà cửa sổ chỉ có thể đẩy mở lên phía trên được một nửa mà không thể mở được hoàn toàn, gây ra tâm lí không thoải mái. Gặp trường hợp này có thể dùng sơn dầu màu sáng sơn lên khung cửa rồi treo lên tấm cửa chớp lật để che nắng, tốt nhất là không nên treo rèm vải. Bên cạnh cửa sổ có thể bày chậu cảnh hay đồ mĩ nghệ thủy tinh cho thêm phần sinh động.

Các trường hợp cửa sổ bất lợi và cách khắc phục

1. Cửa sổ quá to: Dễ khiến “khí” ở trong nhà lọt cả ra ngoài. Gặp trường hợp này có thể khắc phục bằng cách lắp cửa chớp hay treo rèm cửa sổ. Tuy nhiên vì cửa chớp dễ dàng nạp khí bên ngoài vào trong nhà nên hiệu quả hơn là treo rèm cửa sổ.

20151221cuasotietlotinhcachtailocvasuckhoecuagiachu11

Cửa sổ quá to dễ khiến “khí” ở trong nhà lọt cả ra ngoài (ảnh internet).

2. Nhà ở diện tích nhỏ mà lại lắp cửa sổ sát đất cỡ lớn: Mùa hè thì hấp thụ quá nhiều ánh nắng và nhiệt lượng từ bên ngoài, tới mùa đông lại khiến không khí ấm trong nhà nhanh chóng thoát ra bên ngoài. Tốt nhất là phải có thêm rèm hoặc vật che chắn khác.

3. Cửa sổ quá nhỏ, quá ít hoặc bốn mặt nhà đều không mở cửa sổ: Chiều cao mép trên cửa sổ phải lớn hơn chiều cao cơ thể của chủ nhà. Như vậy mới tăng cường lòng tự tin và phong độ cho người trong gia đình, mặt khác khi nhìn ngắm ra ngoài tránh khỏi phải gò lưng cúi mình.

Cửa sổ quá nhỏ gây ra cảm giác bần tiện, đôi khi vì thế mà ảnh hưởng tới tâm lí và tính cách con người. Cửa sổ quá ít khiến nội khí bí tắc, không thể thay cũ đổi mới, có thể khiến chủ nhà mắc một số chứng bệnh nội tạng.

Đặc biệt, khi cửa sổ bị đóng kín nhà bí khí, tối tăm u ám khiến cho chủ nhà trở nên hẹp hòi nhỏ nhen, khô héo cùn nhụt. Hãy tìm hướng để trổ cửa và mở thông thoáng nhiều nhất có thể.

4. Cửa sổ quá nhiều: Nội khí không ổn định, khí trong nhà dễ lọt ra ngoài. Cuộc sống gia đình căng thẳng, tâm hồn không thư thái. Nên đóng bớt và chỉ mở một số cửa sổ cố định, không nên cùng lúc mở nhiều và mở khắp nhà. Chú ý trên một bức tường thẳng không nên mở từ 3 hoặc nhiều hơn 3 cửa ra vào hoặc cửa sổ.

20151221cuasotietlotinhcachtailocvasuckhoecuagiachu12

Trên một bức tường thẳng không nên mở từ 3 cánh cửa sổ trở lên (ảnh internet).

Kích thước cửa sổ hợp lý

Thông thường người ta căn cứ vào phương hướng để xác định kích thước và vị trí của cửa sổ. Mặt nhà hướng Nam, hướng Đông thì có thể mở cửa sổ to để đón được nhiều ánh sáng mặt trời và gió mát mùa hè. Các mặt hướng Bắc, hướng Tây thì cửa sổ nên nhỏ hơn để hạn chế ánh nắng lúc xế chiều chiếu vào và gió lạnh thổi về.

Cửa sổ to hay nhỏ, thấp hay cao cũng còn tùy thuộc vào công năng và sự bố trí của từng căn phòng. Phòng lớn hay phòng trẻ con, phòng người già cần có cửa sổ lớn. Phòng nhỏ thì kích thước cửa sổ cũng phải bé thì mới phù hợp. Phòng ngủ nên mở cửa sổ nhỏ và thấp để lưu thông không khí là chính. Thư phòng cũng chỉ cần cửa sổ cỡ trung bình để giữ được yên tĩnh.

Nguồn: maskonline.vn