• Trang chủ
  • Thời Trang
    • Bộ sưu tập
    • Nhà Thiết Kế
    • Xu Hướng
    • Tư Vấn
    • Sự Kiện
  • Làm Đẹp
    • Bí Quyết Khỏe – Đẹp
    • Mỹ Phẩm
    • Xu Hướng
    • Tư Vấn
    • Sự Kiện
  • Lifestyle
    • Sống Đẹp
    • Sống Vui
    • Sống Yêu Thương
    • Lời Hay – Ý Đẹp
    • Chuyện phòng the
  • Giải Trí
    • Sao – Phong Cách
    • Nhạc – Phim
    • Sự Kiện
    • Sách Hay
  • Du Lịch
    • Hotel – Resort
    • Điểm Đến
    • Tư Vấn
    • Ẩm Thực
  • Sống khỏe mỗi ngày
    • Sức khỏe phụ nữ
    • Bác sĩ gia đình
    • Thực phẩm chức năng
    • Thảo dược
  • Không gian sống
    • Kiến Trúc
    • Nội Thất
    • Tư Vấn
  • News
    • Tiêu Dùng Thông Minh
    • Khuyến Mãi
    • Kinh Doanh
    • Thông Tin Doanh Nghiệp
  • Wedding
    • Ảnh Cưới Đẹp
    • Áo cưới
    • Dịch vụ cưới
    • Tư Vấn Mùa Cưới
  • Video
Herstyle
Trang chủ ⁄ Sống khỏe mỗi ngày ⁄ Bác sĩ gia đình ⁄ Cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm ngày Tết

Cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm ngày Tết

03/01/2017 lúc 19:07

Một số điều sau mọi người cần lưu ý để tránh bị ngộ độc thực phẩm ngày Tết.

Ngộ độc thực phẩm là tình trạng bệnh lý xảy ra sau khi ăn hoặc uống phải các loại thực phẩm bị nhiễm độc. Nguyên do là vì thực phẩm bị nhiễm khuẩn (từ vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, nấm mốc…), bị nhiễm các hóa chất (thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng, chất phụ gia…); thực phẩm biến chất do bảo quản quá lâu hoặc bản thân chứa độc như cá nóc, nấm độc, mật cá trắm…

Các bà nội trợ cần áp dụng một số mẹo sau để tránh bị ngộ độc thực phẩm trong ngày Tết Nguyên đán:

Mua thực phẩm ở cửa hàng tin cậy

Thịt bẩn có thể hô biến thành tươi ngon, đỏ hồng chỉ sau vài phút ngâm hóa chất. Vì vậy, mọi người cần lưu ý khi đi mua thịt lợn, thịt bò ngoài chợ. Nên chọn loại thịt có khối thịt rắn chắc, có độ đàn hồi, ấn tay vào thấy thịt mềm, có độ dính, màng ngoài thịt khô, không bị nhớt, không có mùi lạ, mùi ôi thiu.

Với cá, nên chọn cá còn tươi, còn sống hoặc nơi chế biến sẵn có uy tín, bảo quản hợp vệ sinh.

Thực hiện “Ăn chín uống sôi”

Thức ăn phải được sơ chế kỹ càng trước khi chế biến. Các loại thịt nên được xát muối cho sạch lớp bên ngoài, chần qua nước sôi khử mùi hôi và vi khuẩn sau đó mới chế biến, nấu chín.

1424365610-ngodoctet1-jpg3

Thực phẩm cần rửa sạch sẽ trước khi chế biến. Ảnh minh họa.

Các loại rau cũng phải rửa kỹ nhiều lần nước. Tốt nhất là ngâm nước muối pha loãng khoảng 20-30 phút, đặc biệt là dùng ăn sống.

Nhiều gia đình có thói quen ăn lẩu vào dịp Tết. Tuy nhiên, thói quen ăn tái sống các loại thịt, hải sản, rau xanh… luôn tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc thực phẩm, nhiễm khuẩn, nhiễm giun sán. Vì vậy, tốt nhất nên ăn chín uống sôi để đảm bảo vệ sinh, sức khỏe.

Bảo quản đúng cách

Ngay cả khi chế biến sạch sẽ thì khi bảo quản không đúng cách cũng có thể tiềm ẩn một số nguy cơ. Nếu để lâu hơn, nên bảo quản thức ăn trong tủ lạnh và hâm kỹ lại trước khi ăn, tránh để thức ăn quá lâu trong tủ lạnh, ngay cả với thức ăn chín.

1424365566-ngodoctet1

Cần bảo quản đúng cách để phòng tránh ngộ độc thực phẩm. Ảnh minh họa.

Thực phẩm trước khi cho vào tủ lạnh cần rửa sạch, chia thành từng phần thích hợp với từng bữa chế biến để dễ dàng lấy, tránh tình trạng phải chờ rã đông rồi lại cất vào tủ.

Các loại rau củ tươi để vào ngăn đựng rau củ, bọc kín ni lông thành từng túi riêng.

Sơ cứu khi bị ngộ độc

Các triệu chứng ngộ độc là buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng quằn quại, nhức đầu, sốt hoặc không… xảy ra vài phút, vài giờ, thậm chí một ngày sau khi ăn. Trường hợp nặng người bệnh có thể khó thở, tím tái, co giật, trụy mạch, ngưng thở, hôn mê.

Với người lớn: khi thấy các dấu hiện trên, nếu bệnh nhân còn tỉnh táo cần gây nôn bằng cách uống nhiều nước và móc họng cho thức ăn nhiễm độc tống ra ngoài. Sau đó dùng thuốc điện pha giải nước để bù lại lượng nước đã mất.

Với trẻ nhỏ: Không nên gây nôn để tránh bị hít sặc. Cần cho bệnh nhân nằm đầu thấp, nghiêng một bên.

Trường hợp bệnh nhân ngưng thở cần sơ cứu kịp thời hà hơi thổi ngạt và ấn tim. Sau đó nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện để xử lý tiếp.

Trường hợp nhẹ chỉ nôn ói, tiêu chảy, có thể điều trị tại nhà bằng cách cho uống nước bù bằng dung dịch điện giải nhưng không dùng thuốc cầm tiêu chảy vì làm chậm việc đào thảo độc tố ra ngoài.

Nguồn: khampha.vn

Chia sẻ Tweet

Herstyle

Bài viết liên quan

  • Nổi bật

    Uống thêm 1 ly cà phê mỗi ngày, tác động bất ngờ lên bệnh tiểu đường

  • Bác sĩ gia đình

    Đồ hộp để được bao lâu?

  • Bác sĩ gia đình

    Bí quyết sơ chế và khử mùi lòng lợn

Tin Mới Nhất

  • Gu diện đồ hiệu của Lý Nhã Kỳ ở tuổi 40

    25/03/2023
  • Sau “Thiên mệnh anh hùng”, Victor Vũ mang đến tác phẩm cổ trang “Người vợ cuối cùng”

    25/03/2023
  • Uống thêm 1 ly cà phê mỗi ngày, tác động bất ngờ lên bệnh tiểu đường

    25/03/2023
  • Đồ hộp để được bao lâu?

    24/03/2023
  • Mạng xã hội có thể gây chứng chán ăn tâm thần

    24/03/2023

Thẻ

breadtalk Giáng sinh Hanayuki herstyle hollywood hạnh phúc làm đẹp Nestlé Việt Nam Oriflame phong cách phái đẹp phụ nữ quyến rũ sang trọng THỜI TRANG
  • Trang chủ
  • Làm Đẹp
  • Lifestyle
  • Giải Trí
  • Du Lịch
  • Sống khỏe mỗi ngày
  • Không gian sống
  • News
  • Wedding
  • Video
  • Liên hệ

/herstyle.com.vn

Developed by Xanh (2015).