Ảnh hưởng bởi đại dịch, Chanel cũng cắt giảm đầu tư trong năm 2020

Chanel, một trong những thương hiệu thời trang danh tiếng toàn cầu cuối cùng còn thuộc sở hữu tư nhân (gia tộc Wertheimer) đã giữ kín những bí mật kinh doanh trong suốt 100 năm. Nhưng vào năm 2017, Chanel cuối cùng đã công khai doanh thu. Mặc dù tình hình kinh doanh khả quan vào năm 2019, tuy nhiên thương hiệu danh tiếng trăm năm này vẫn bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi đại dịch trong năm nay và dự kiến ảnh hưởng này còn tiếp diễn đến cả năm sau. 

Hôm thứ Năm vừa qua, Chanel đã công bố doanh thu năm 2019 đạt gần 12,3 tỷ USD, tăng 10% so với 11,1 tỷ USD năm 2018 – một bước nhảy vọt 13%. Lợi nhuận hoạt động trong kỳ qua là 3,5 tỷ USD, tăng gần 17% so với năm trước. Trong khi công ty cắt giảm chi tiêu vốn, như mở cửa hàng mới – chiếm 771 triệu đô la (tương đương 6,3% tổng doanh thu) vào năm 2019, giảm từ 1 tỷ đô la (tương đương 9,1% tổng doanh thu) năm trước – cũng như đầu tư gần 1,8 tỷ đô la vào các “hoạt động hỗ trợ thương hiệu”, trong đó bao gồm quảng cáo, tiếp thị và tổ chức show diễn. Dòng tiền tự do là gần 2,3 tỷ đô la trong năm 2019, tăng gần 85% so với năm trước.

Mặc dù công ty không công khai doanh số từ các dòng sản phẩm đơn lẻ, tuy nhiên theo báo cáo doanh số tăng trưởng hai con số với các dòng đồ may sẵn, couture, giày, túi xách và phụ kiện cá nhân. Điều lưu ý là những sản phẩm này được thiết kế bởi Giám đốc sáng tạo đương nhiệm Virginie Viard, cánh tay phải đắc lực của nhà thiết kế Karl Lagerfeld. Những bộ sưu tập của Virginie Viard, không được đánh giá cao bởi giới chuyên môn, nhưng lại mang về doanh số khả thi cho thương hiệu. 

NHÀ THIẾT KẾ VIRGINIE VIARD BÊN CẠNH KARL LAGERFELD

Đây là một quá trình chuyển đổi rất dễ dàng và suôn sẻ”, Giám đốc tài chính toàn cầu của Chanel, Philippe Blondiaux chia sẻ với BOF: “đối với một số [khách hàng], [thiết kế của Virginie Viard] hơi mang nét nữ tính, đơn giản và dễ mặc”.

Bên cạnh đó, doanh số từ đồng hồ và đồ trang sức cũng tăng gấp đôi, cùng với nước hoa và sản phẩm làm đẹp vốn đem về doanh số cao nhất cho công ty cũng không ngừng tăng trưởng. (Chanel không cung cấp số liệu chi tiết).  

Tuy vậy, đại dịch cũng ảnh hưởng đến Chanel cũng như các thương hiệu xa xỉ nói chung. Các biện pháp giãn cách xã hội của chính phủ nhằm làm chậm sự lây lan của đại dịch buộc Chanel phải tạm thời đóng cửa các cửa hàng vào đầu năm 2020. Hiện tại, vẫn còn 15% cửa hàng của Chanel đóng cửa, chủ yếu ở Mỹ, nơi đại dịch diễn biến phức tạp. Trong khi đó thương hiệu chỉ bán bán nước hoa, mỹ phẩm và một số phụ kiện trên kênh trực tuyến. 

CÁC BIỆN PHÁP GIÃN CÁCH XÃ HỘI CỦA CHÍNH PHỦ NHẰM LÀM CHẬM SỰ LÂY LAN CỦA ĐẠI DỊCH BUỘC CHANEL PHẢI TẠM THỜI ĐÓNG CỬA CÁC CỬA HÀNG VÀO ĐẦU NĂM 2020.

Mặc dù doanh số của sản phẩm làm đẹp và nước hoa bán qua kênh trực tuyến tăng 60% mỗi năm, và tăng đột biến vào tháng Tư và Năm, nhờ vào sự kết hợp với Tmall (Alibaba) Trung Quốc. Chanel vẫn không mặn mà cho lắm với việc đưa thời trang và phụ kiện lên các sàn thương mại điện tử. Thay vào đó, thương hiệu đã kiên quyết duy trì trải nghiệm của khách hàng tại cửa hiệu cũng như tập trung gia tăng vào bán lẻ và tăng cường hệ thống quản lý quan hệ khách hàng. 

Các nhà phân tích đồng ý rằng Chanel có thể bỏ qua thương mại điện tử truyền thống cho các sản phẩm danh mục cốt lõi, thay vào đó sử dụng các cộng tác viên bán hàng thông qua tin nhắn trực tiếp từ SMS, WhatsApp hoặc Instagram. 

Trong thời gian cách ly xã hội, Chanel đã chứng kiến ​​sự gia tăng doanh số với các khách hàng địa phương ở các khu vực, đặc biệt là châu Á và Tây Âu, nhưng theo chuyên gia Blondiaux cảnh báo, những khoản lãi này sẽ không đủ để bù lỗ cho lượng khách du lịch bị mất đi ở các cửa hàng và sân bay. 

CHANNEL SPRING SUMMER 2020

Việc tăng giá đối với một số sản phẩm Chanel – bao gồm cả dòng túi xách kinh điển – đã gây chú ý trong tháng Năm vừa qua. Một số nhà phân tích cho rằng động thái này được thực hiện để bù đắp thêm cho lợi nhuận và giảm bớt tác động vào doanh số sau nhiều tuần phải đóng cửa. Chính điều này sẽ góp phần tăng giá trị tăng trưởng dự kiến ​​sẽ ở mức một con số sắp tới đây. Thêm vào đó, Giám đốc Blondiaux cho biết, việc tăng giá là một phần của chiến lược điều phối giá cả lâu dài của công ty, để cân bằng giá giữa các khu vực, do tỷ lệ biến động tiền tệ và chi phí nguyên liệu thô tăng cao.

Trong vài tuần qua, các cuộc biểu tình dân quyền về đa dạng sắc tộc ở Mỹ đã buộc Chanel phải xem xét lại bộ máy nhân sự của họ vốn thiếu đa dạng. Ông Blondiaux cho biết nhà quản lý và lãnh đạo đã được đào tạo về sự đa dạng và hòa nhập, công ty đã thực hiện các thay đổi trong cách thức tuyển dụng của mình. 

Theo dự báo, Chanel dự kiến ​​sẽ giảm đáng kể doanh thu và lợi nhuận trong cả năm 2020 và 2021. Nhưng điều này không ảnh hưởng đến các kế hoạch đầu tư của thương hiệu.

Theo dự báo, Chanel dự kiến ​​sẽ giảm đáng kể doanh thu và lợi nhuận trong cả năm 2020 và 2021. Nhưng điều này không ảnh hưởng đến các kế hoạch đầu tư của thương hiệu. Chanel vốn sở hữu khoảng 35 nhà cung ứng, từ các ngôi nhà thủ công lừng lẫy chuyên lông vũ đến phụ kiện. Trong khi các đối thủ như LVMH và Kering đang tìm cách để kiểm soát tốt hơn chuỗi cung ứng của họ.

Sự kiểm soát mà chúng tôi đã đạt được trong 10 năm qua, ở một mức độ lớn, là độc nhất trong ngành công nghiệp thời trang”, Giám đốc Blondiaux cho biết. Năm 2020, vốn tiêu dùng của thương hiệu dự kiến ​​sẽ tầm 700 triệu đô la, và 800 triệu đô la vào năm 2021.

Thực hiện: Koi 

Nguồn: BOF