5 câu nói thiếu khôn ngoan nơi công sở

Nói chuyện là cả một nghệ thuật. Có thể bạn chưa hiểu hết nghệ thuật này nhưng cũng đừng ngây thơ chạm phải những “giới hạn” trong lời nói nơi công sở.

Có những câu nói bạn cho là bình thường, thậm chí “hợp lý” nhưng thật ra nó hoàn toàn có thể gây hiểu sai ý từ những người khác, và bạn sẽ trở thành “kẻ khó được chấp nhận” đấy!

1. “Việc này không liên quan đến tôi”

Thiếu khôn ngoan bởi: Bạn cho là bạn đang sáng suốt vì đã tạo sự an toàn cho bản thân? Đáng tiếc bạn đã không biết rằng khi thốt ra câu nói này, cấp trên lẫn đồng nghiệp đã dán cho bạn cái mác “thiếu trách nhiệm” rồi đấy.

Khi nói ra câu “Việc này không liên quan đến tôi” đồng nghĩa bạn đang khiến mình trở thành một nhân viên thiếu tác phong trong công việc nhất.

Khi nói ra câu “Việc này không liên quan đến tôi” đồng nghĩa bạn đang khiến mình trở thành một nhân viên thiếu tác phong trong công việc.

Lời khuyên cho bạn

Khi nói ra câu “Việc này không liên quan đến tôi” đồng nghĩa bạn đang khiến mình trở thành một nhân viên thiếu tác phong trong công việc. Nếu bạn không muốn bị chán ghét và cô lập, đừng bao giờ dại dột để người khác nghe được câu này, dù trong lòng bạn thật sự đang nghĩ như vậy.

Hãy nhớ, trong mắt lãnh đạo, bạn và công ty giống như đi trên một chiếc thuyền, cho nên câu nói ấy chứng tỏ bạn đang muốn trốn tránh trách nhiệm và sợ bị liên lụy. Đối với đồng nghiệp, khi họ nghe bạn nói câu này, có thể về sau không ai muốn hợp tác với bạn nữa và họ sẽ đề phòng bạn sợ quá mà quay lại “cắn” họ một phát. Nơi công sở, nếu bạn không biết “quản lý” lời nói của mình, rất có thể mọi người sẽ “liên thủ” lại mà đẩy bạn ra xa đấy.

2. “Anh/chị giỏi thì anh/chị làm đi”

Thiếu khôn ngoan bởi: Câu nói này thật ngốc nghếch vì nó chứng tỏ bạn là người thiếu kiềm chế, hay tự ái vặt và cũng không có chí phấn đấu.

Đối với dân công sở, câu nói này chỉ nên giữ trong lòng mà thôi

Đối với dân công sở, câu nói này chỉ nên giữ trong lòng mà thôi

Lời khuyên cho bạn

Người chấp hành và người lập kế hoạch có tư tưởng khác nhau cũng là chuyện bình thường. Do đó trong vấn đề trao đổi càng trở nên quan trọng hơn. Đối với dân công sở, câu nói này chỉ nên giữ trong lòng mà thôi, bởi một doanh nghiệp tuyệt đối không cần một người tùy tiện dồn hết trách nhiệm cho người khác khi mình không hài lòng với kế hoạch của họ. Điều bạn cần làm là đưa ra ý kiến của mình, cùng nhau đi đến thống nhất để có thể tìm ra giải pháp tốt hơn cho công việc, chứ không phải mang cái ý nghĩ “ai giỏi thì người đó tự làm” để tỏ vẻ bất mãn.

3 “Chuyện này cứ như thế mà làm thôi”

Thiếu khôn ngoan bởi: Cứ thế mà làm? Thế thì công ty cần đến nhiều nhân viên để làm gì? Máy móc chẳng phải sẽ làm tốt hơn sao? Nói ra câu này, có nghĩa bạn chỉ là một người rập khuôn, không biết tiến thủ và sáng tạo.

công việc không phải là thứ bất biến, nó luôn phát sinh những tình huống bất ngờ đòi hỏi bạn phải linh hoạt.

công việc không phải là thứ bất biến, nó luôn phát sinh những tình huống bất ngờ đòi hỏi bạn phải linh hoạt.

Lời khuyên cho bạn

Quản lý quy trình một cách khoa học đương nhiên rất quan trọng, tuy nhiên nên nhớ công việc không phải là thứ bất biến, nó luôn phát sinh những tình huống bất ngờ đòi hỏi bạn phải linh hoạt. Đối với công việc giao tiếp với khách hàng càng quan trọng, bạn không thể dùng một cách nói hay một cách giải quyết vấn đề để áp dụng cho tất cả khách hàng.

Một nhà lãnh đạo nghe được câu này từ nhân viên sẽ sinh ra sự phản cảm. Vì họ cho rằng bạn quá thụ động, lười suy nghĩ và tìm tòi sáng tạo, thích nhàn hạ, không thể nâng cao hiệu suất công việc. Hãy nhớ, khi gặp bất cứ vấn đề gì, hãy cố gắng suy xét, đưa ra giải pháp phù hợp với tình huống, đề xuất những ý tưởng mới, có như vậy mới là một nhân viên đáng được trọng dụng.

4 “Tôi làm không được/Tôi không biết”

Thiếu khôn ngoan bởi: Hãy tỉnh táo đi, bởi đây không phải là giờ học trên lớp và bạn đang trả lời câu hỏi của thầy giáo. Bạn muốn được tăng lương, thăng chức? Nhưng câu nói này đã vô tình chứng tỏ bạn chẳng có chút cố gắng nào, dễ bỏ cuộc và không đầu tư học hỏi.

Đừng ngại phải hỏi hay nhờ sự trợ giúp của mọi người

Đừng ngại phải hỏi hay nhờ sự trợ giúp của mọi người.

Lời khuyên cho bạn

Nơi công sở không phải trường học hay giảng đường. Ở trường, bạn có thể nói không biết một câu hỏi nào đó của thầy giáo, nhưng đối với một cấp trên hàng tháng trả lương cho bạn thì không chấp nhận được câu “không biết” hay “không làm được”. Cho dù thật sự không biết, bạn cũng nên cố gắng tìm cách làm rõ vấn đề và suy nghĩ đến phương pháp giải quyết nó. Đừng ngại phải hỏi hay nhờ sự trợ giúp của mọi người, điều này không nói lên rằng bạn kém cỏi mà cho thấy bạn luôn có tinh thần cầu tiến và có trách nhiệm với công việc.

5 “Tôi không có thời gian để làm”

Thiếu khôn ngoan bởi: Bạn có thời gian để trả lời email hay vào blog mà lại nói mình không có thời gian làm việc cần làm ở công ty? Cho dù bạn thật sự đang bận rộn thì cũng nên nói “đợi tôi làm xong việc này rồi sẽ giải quyết đến chuyện đó nhé”.

cho dù là người mới hay người cũ, bạn cũng không nên đem câu nói không có thời gian làm cái cớ trong công việc

Cho dù là người mới hay người cũ, bạn cũng không nên đem câu nói không có thời gian làm cái cớ trong công việc

Lời khuyên cho bạn

Tôi không có thời gian để làm” câu nói này thường được thốt ra bởi hai kiểu người: một là nhân viên mới vào công ty, chưa quen việc, hiệu suất làm việc còn thấp, cho nên thật sự họ “không có thời gian”. Hai là nhân viên kỳ cựu, những người này thường có tâm lý cho rằng mình có “quyền” bận rộn nên hay than không có thời gian để thoái thác việc.

Đương nhiên, cho dù là người mới hay người cũ, bạn cũng không nên đem câu nói không có thời gian làm cái cớ trong công việc, bởi nó khiến mọi người cho rằng bạn thiếu lòng yêu nghề cũng như sư chuyên nghiệp nơi công sở.

Nguồn: ELLE