Người khuyết tật vẫn có chỗ đứng trong làng thời trang

Thời trang không giới hạn đối tượng yêu thích hay đam mê nó, thời trang là dành cho tất cả mọi người, dù là nam hay nữ, dù ở bất cứ độ tuổi nào và nó còn dành cho những người khuyết tật. Hãy cùng Herstyle khám phá một vài nhân vật đặc biệt đã và đang cống hiến hết mình cho ngành công nghiệp thời trang.

1. Karin Hitselberger – Blogger thời trang

Cô cho rằng cần phải thay đổi suy nghĩ của xã hội về chuyện người khuyết tật không có nhu cầu quan tâm đến thời trang hay phong cách.

Trong khi đang lái xe về nhà từ buổi lễ Tạ Ơn hai năm trước, Karin Hitselberger – một blogger về thời trang đã gặp phải một tai nạn kinh hoàng và chính tai nạn đó đã khiến cô không thể sống tách khỏi chiếc xe lăn. Người ta cho rằng một blogger về thời trang không thể ngồi trên xe lăn, nhưng Karin Hitselberger đã mạnh mẽ chứng minh điều ngược lại. Cô tiếp tục viết blog để thoả mãn niềm đam mê về thời trang của mình. Đối với cô – một người sử dụng xe lăn mọi lúc – chiếc xe lăn không phải là vật cản trở mà là tượng trưng cho sự tự do. Karin Hitselberger từng nói: “Chúng ta nghĩ thời trang là một thứ rất đẳng cấp, nhưng nó là cốt lõi của cách bạn thể hiện bản thân mình với thế giới. Tôi bị khuyết tật về thể chất không có nghĩa là tôi không có phong cách riêng của mình và tôi hoàn toàn có thể quan tâm đến thời trang”. Cô cho rằng cần phải thay đổi suy nghĩ của xã hội về chuyện người khuyết tật không có nhu cầu quan tâm đến thời trang hay phong cách.

2. Alicia Searcy – Người mở đầu xu hướng Fashion For Everbody

Bà chính là người mở đầu cho xu hướng Fashion For Everybody (Thời trang dành cho tất cả mọi người).

Alicia Searcy, được biết đến là một blogger khuyết tật nổi tiếng về thời trang, bà cũng là người có nhiều đóng góp to lớn trong ngành thời trang đặc biệt bà chính là người mở đầu cho xu hướng Fashion For Everybody (Thời trang dành cho tất cả mọi người). Trong suốt bốn năm, Alicia Searcy đã chia sẻ trên trang blog của mình niềm đam mê thời trang, phong cách, xu hướng và cái nhìn thoáng qua về cuộc sống ở Nashville trong khi tranh thủ sự ủng hộ và chấp nhận của người khuyết tật từ phía xã hội. Cô nói “Tôi sinh ra với bệnh Cerebral Palsy và đang đi xe lăn, nhưng điều đó đã không ngăn cản tôi trở nên phong cách hơn, thời trang hơn”.

Alicia Searcy cho rằng “Đã đến lúc phải thay đổi mọi thứ, và tôi quyết định sẽ là sự thay đổi ở Nashville. Tôi đã gặp rất nhiều nhà thiết kế thời trang tài năng của Nashville như chủ cửa hiệu, nghệ nhân và nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ họ. Khi tôi mặc quần áo và phụ kiện, tôi nhận thức được rằng thời trang không chỉ dành cho những người mẫu, siêu mẫu trẻ trung, xinh đẹp. Thời trang là dành cho tất cả chúng ta”.

Alicia Searcy đã hợp tác với Krystle Ramos – người sở hữu cửa hàng thời trang cổ điển Pura Vida Vintage, đồng sản xuất Music City tổ chức những sàn diễn thời trang bao gồm các người mẫu nam và nữ ở mọi lứa tuổi, kích cỡ.

3. Jillian Merca – Trưởng ban biên tập Wetheurban

Cô từng làm việc cho tạp chí Allure, Veranda, trang web Beautylish, trợ lý sáng tạo cho tạp chí PMC của nhiếp ảnh gia nổi tiếng Patrick McMullan.

Jillian Merca, khác biệt với mọi người bởi phong cách cá tính, một chút nổi loạn, đặc biệt là cô ngồi trên xe lăn, là nhân vật quen thuộc tại các sự kiện thời trang tại New York. Mắc bệnh loạn dưỡng cơ, dẫn đến tình trạng co cứng, không thể di chuyển và phải ngồi xe lăn từ năm 12 tuổi, Jillian vẫn là một người năng động và có niềm đam mê với thời trang đã khiến cô dấn thân vào ngành này. Cô từng làm việc cho tạp chí Allure, Veranda, trang web Beautylish, trợ lý sáng tạo cho tạp chí PMC của nhiếp ảnh gia nổi tiếng Patrick McMullan. Hiện tại, cô là Trưởng ban biên tập của ấn phẩm online WeTheUrban.

Jillian thường được ca ngợi là một biên tập viên chăm chỉ, một tín đồ thời trang thực thụ và thường được ngồi hàng đầu tại Tuần lễ thời trang New York, vị trí thường chỉ dành cho những ngôi sao hạng A và nhà báo lớn. Nhưng vị trí đó hoàn toàn xứng đáng với những nổ lực mà cô đã bỏ ra trong suốt thời gian qua. Bên cạnh đó, Jillian Mercado còn được gọi là “người mẫu xe lăn” từ khi xuất hiện trong chiến dịch quảng cáo bộ sưu tập của hãng thời trang Diesel. Thương hiệu này muốn tìm kiếm các gương mặt có sự tác động tới văn hóa giới trẻ. Thách thức mọi định kiến về chuẩn mực của cái đẹp, Diesel và cô gái tật nguyền đã đem đến hình ảnh khác về người mẫu thời trang.

Dù ngồi xe lăn nhưng Jillian Mercado rất chăm chút phong cách cá nhân, từ đôi giày đến các trang sức…

Diesel và cô gái tật nguyền đã đem đến hình ảnh khác về người mẫu thời trang, Thách thức mọi định kiến về chuẩn mực của cái đẹp. Nữ biên tập viên chia sẻ, cô đã cảm thấy khó khăn khi làm việc trong ngành công nghiệp thời trang cũng như ăn mặc. Chiếc xe lăn không cho phép cô thoải mái với niềm đam mê thời trang như những người khác. Dù ngồi xe lăn nhưng Jillian Mercado rất chăm chút phong cách cá nhân, từ đôi giày đến các trang sức…

4. Belle Owens – Giám đốc truyền thông của một thương hiệu thời trang dành cho người khuyết tật – Iz Collection

IZ Collection một thương hiệu quần áo hướng tới nam giới và phụ nữ trong cộng đồng tàn tật. Giám đốc truyền thông của IZ Collection, Belle Owens, cũng là một người phụ nữ khuyết tật nhưng có một nghị lực phi thường. IZ Collection ra đời với mong muốn tạo ra sự khác biệt cho người khuyết tật trong thế giới thời trang. Belle Owens luôn tâm niệm rằng cô muốn đưa cụm từ “thời trang” đến gần hơn với cộng đồng những người khuyết tận, cô cũng cho rằng, đó chính là sứ mệnh, là điều mà cô phải thực hiện. Đó có thể là một quá trường rất chậm, nhưng phải khẳng định rằng nó đã có sự thay đổi tích cực hơn. Cô mong muốn rằng sẽ kết nối được được nhiều người hơn để cùng nhau thay đổi những quan niệm xưa cũ về thời trang.

Giám đốc truyền thông của IZ Collection, Belle Owens, cũng là một người phụ nữ khuyết tật nhưng có một nghị lực phi thường.

Belle Owens tin rằng IZ Collection sẽ trở thành một thương hiệu thời trang nổi tiếng và đó là điều cần thiết cho cộng đồng người khuyết tật nói riêng và cả xã hội nói chung, cô nói: “Đó không chỉ đơn là quần áo, mà bởi vì chúng tôi thực sự thách thức những khuôn mẫu cũ”.

Cô từng trả lời trong một bài phỏng vấn rằng: “Với bất kỳ ai muốn bắt đầu trong ngành công nghiệp thời trang, tôi luôn chờ đón bạn. Bạn có thể bắt đầu làm tình nguyện viên tại các tuần lễ thời trang địa phương hoặc cho các sự kiện liên quan đến thời trang, bạn sẽ gặp rất nhiều người có kinh nghiệm trong ngành thời trang. Và đó cũng sẽ là nơi bạn có thể tìm kiếm được một số công việc hoặc cơ hội cho mình. Thời trang không chỉ là những bức ảnh thời thượng, sự kiện thời trang xa xỉ, lộng lẫy, mà còn là những ngày làm việc đến khuya và đầt thử thách, khó khăn, vì vậy hãy chuẩn bị. Nó đòi hỏi sự sáng tạo liên tục của chúng ta. Làm việc trong ngành công nghiệp thời trang không chỉ là thiết kế quần áo, mà chúng ta còn phải quảng cáo sản phẩm để tiếp cận đến người tiêu dùng và xây dựng thương hiệu. Bạn phải linh hoạt và quyết đoán khi làm việc trong ngành công nghiêp này. Điều cuối cùng, hãy luôn luôn nhớ việc bị từ chối không phải là chuyện xảy ra với bản thân bạn, mà nó xảy ra với tất cả mọi người. Bạn có thể khuất phục, nhún vai, nhưng không sao cả, nó sẽ giúp bạn tìm ra những thứ thật sự thuộc về mình”.

Điều cuối cùng, hãy luôn luôn nhớ việc bị từ chối không phải là chuyện xảy ra với bản thân bạn, mà nó xảy ra với tất cả mọi người.

Không chỉ là một người khuyết tật hoạt động trong lĩnh vực thời trang, Belle Owens còn truyền cảm hứng đến tất cả những người khuyết tật khác hãy tự tin tham gia vào ngành công nghiệp này.

5. Winnie Harlow – Người mẫu bạch tạng quyến rũ nhất hành tinh

Giờ đây, chính làn da không hoàn hảo từng khiến cô muốn tự tử đã trở thành “của hiếm” trong làng thời trang và nó khiến cô trở nên khác biệt hơn so với những người khác.

Được mọi người biết đến sau khi tham gia chương trình America’s Next Top Model 2014 – Winnie Harlow giờ đây ngày càng xinh đẹp và tỏa sáng. Năm 4 tuổi, cô bé bắt đầu có những dấu hiệu của căn bệnh bạch biến (mất sắc tố da). Khi còn đi học, cô thường xuyên trở thành nạn nhân của những trò trêu trọc hay cười nhạo bởi làn da không bình thường của những người bạn cùng trang lứa với mình, họ thường kêu cô là “ngựa vằn” hay “bò sữa”. Có thể nói, tuổi thơ của cô chính là chuỗi ngày đau khổ mà cô sẽ không bao giờ có thể quên. “Càng lớn, cuộc sống của tôi càng khó khăn hơn vì người lớn thường ích kỷ hơn trẻ con”, Winnie Harlow chia sẻ. Cô gái trẻ cũng thừa nhận từng muốn tự tử nhưng không đủ dũng cảm. Thật may mắn vì năm đó cô đã không chọn tự kết liễu cuộc đời mình để giờ đây trong giới thời trang có một biểu tượng về sự phi thường và khác biệt đến như thế. Giờ đây, chính làn da không hoàn hảo từng khiến cô muốn tự tử đã trở thành “của hiếm” trong làng thời trang và nó khiến cô trở nên khác biệt hơn so với những người khác.

Siêu mẫu người Canada chưa bao giờ nghĩ rằng mình sẽ gia nhập làng thời trang quốc tế: “Tôi chưa bao giờ nghĩ mình sẽ là một người mẫu khi trưởng thành. Tôi chỉ muốn trở thành một nhà báo trong lĩnh vực giải trí mà thôi”.

Cuộc đời của Winnie bắt đầu thay đổi khi YouTuber Shannon Boodram tình cờ thấy ảnh cô trên Facebook và mời cô nàng tham gia đóng MV. Kể từ đó, Winnie nhanh chóng thu hút sự chú ý từ nhiều ngôi sao lớn và nhãn hang, trong đó có Tyra Banks – “host” của America’s Next Top Model. Nữ siêu mẫu đã chủ động tìm và thuyết phục cô gái có làn da lạ tham gia chương trình. Dù sớm bị loại khỏi America’s Next Top Model, nhưng chính chương trình này là bệ phóng đưa tên tuổi Winnie đến gần hơn với công chúng và bước lên một tầm cao mới.

Dù sớm bị loại khỏi America’s Next Top Model, nhưng chính chương trình này là bệ phóng đưa tên tuổi Winnie đến gần hơn với công chúng và bước lên một tầm cao mới.

Cô trở thành gương mặt đại diện cho nhiều thương hiệu thời trang nổi tiếng như Desigual, Diesel, SHOWStudio và góp mặt tại những sàn diễn lớn trên thế giới. Nhiều người nhận định, chính làn da khác biệt tạo nên sự nghiệp cho Winnie.

Nguồn: ELLE