Cầu thang trong nhà – không gian nối kết không gian

Với nhu cầu luân chuyển cảm xúc và sự đổi mới chất lượng sống trong ngôi nhà ống điển hình, kiến trúc sư đã thiết kế cho một đôi vợ chồng trẻ ở Tứ Liên, Tây Hồ, Hà Nội một ngôi nhà với đầy đủ không gian sống theo đúng nguyện vọng và mong muốn từ gia chủ.

Từ các kiến trúc sư, “Chúng tôi hiểu rằng chỉ có thể đáp ứng nhu cầu của con người khi chúng tôi hiểu những gì họ đang có. Chúng tôi đào sâu để hiểu những ưu tiên, các giá trị, nguồn cảm hứng của họ, những điều gia chủ thích và không thích và quan trọng là cách thức họ muốn sinh sống như thế nào. Và câu trả lời là “một ngôi nhà luân chuyển các nhu cầu tình cảm và một sự đổi mới trong chất lượng sống cho một căn nhà ống điển hình”, từ khách hàng của chúng tôi, một đôi vợ chồng trẻ năng động, rất đam mê kiến trúc.

Để có thể nghĩ ra ngoài giới hạn, thay vì đẩy con người vào chiếc hộp đóng và không có sự giao tiếp giữa các không gian sống như cách truyền thống, chúng tôi đề ra những cân nhắc. Sáng tạo như thế nào thắt chặt mối quan hệ gia đình, nhu cầu tình cảm và kết nối con người với thiên nhiên (cải tạo chất lượng sống) bằng cách kết nối thông qua không gian? Tại sao phải cố gắng bóp một cầu thang để lại một số góc chết chỉ cho các chức năng của di chuyển lên xuống và để lại nhiều vấn đề ví dụ như di chuyển đồ nội thất quá khổ?

Bằng cách trả lời hai câu hỏi trên, chúng tôi đã đưa ra giải pháp cuối cùng. Sử dụng cầu thang, các khoảng trống, cầu và định vị chúng ở trung tâm như là một thông tầng. Hoà trộn không gian chức năng khác nhau như: phòng khách, nhà bếp và phòng ngủ xung quanh bằng cách tạo ra cấu trúc phân chia cấp độ. Chúng tôi xác định hai không gian trong “không gian một cái nhìn thoáng qua” với cầu thang mang chức năng của người kể chuyện. Các khu vực đón tiếp là các bể thuỷ sinh, phòng khách là khối lớn và nhà bếp với cầu thang bê tông trần treo để hoàn tất thông tầng. Để có thể tạo ra không gian mở, không có tường hay cột hỗ trợ cầu thang. Vì vậy, bất cứ ai băn khoăn người khác đang ở đâu đều có thể biết một cái nhìn thoáng qua bởi tầm nhìn từ phòng khách hướng tới bể thuỷ sinh, từ phòng khách đến nhà bếp, phòng ngủ và ngược lại. Đối với khu vực phòng ngủ và phòng chơi trẻ em, cha mẹ cũng có thể dễ dàng quan sát trẻ nhỏ.

nha-cau-thang-mo-hanoi-kien-truc-vietnam-20

Trong một ngôi nhà ống điển hình, việc tăng cường sử dụng mọi không gian là điều cần thiết. Cầu thang lớn hoạt động như một phòng chờ đợi để chào đón mọi người đến phòng khách hay một khu vực cho các hoạt động gia đình ngoài việc chỉ là một khu vực để giày. Tất cả các hỗ trợ cho cầu thang được ẩn đi trong tường và sợi thép nhỏ được sử dụng để hỗ trợ cho khái niệm “không gian một cái nhìn thoáng qua”. Cầu nối giữa hai phòng, tạo ra một khu vực chơi cho trẻ em mà cha mẹ có thể tương tác với các con cũng như để lại một khoảng thở cho ngôi nhà ống này.

Đặc điểm khác của dự án này là mặt tiền hai lớp của nó. Lớp đầu tiên là sự kết hợp của hình khối khung thép không rỉ và tấm đục lỗ, mà có thể điều khiển ánh sáng mặt trời, giảm nhiệt lượng và tạo hiệu ứng hình ảnh thú vị. Nó giúp tăng tầm nhìn từ trong ra ngoài cũng như làm tăng sự riêng tư cho gia chủ. Hơn nữa, mặt tiền cũng là khung cho cây trồng có thể treo và phát triển. Lớp thứ hai là mặt kính cường lực với khung nhôm ở giữa khu vườn và trong nhà, hy vọng mang lại hơi thở của thiên nhiên mà hiếm khi được tìm thấy ở thành phố lớn.

Thông tin công trình:

Địa điểm: Tứ Liên, Tây Hồ, Hà Nội
Kiến trúc sư: Lưu Hoàng Long
Diện tích: 360m2
Năm hoàn thành: 2016

Nguồn : designs.vn