Cách soạn đồ đầy đủ cho dân đi phượt bằng xe máy

Trước mỗi hành trình dài, dân phượt chuyên hay không chuyên đều phải đứng trước những lựa chọn khó khăn trong việc chọn gì và bỏ gì cho chuyến đi. Nếu đồ đạc quá nhiều thì sẽ cồng kềnh còn ít quá thì lại thiếu hụt.

Bài viết kì này xin chia sẻ với bạn cách soạn đồ đầy đủ cho dân đi phượt bằng xe máy. Theo đó, bạn cần chuẩn bị đầy đủ 5 mục dưới đây:

1. Đồ sinh hoạt cá nhân dùng hàng ngày

cach_soan_do_day_du_cho_dan_di_phuot_bang_xe_may_1

Đối với một chuyến đi kéo dài trên 5 ngày, bạn cần bỏ vào chiếc balo phượt của mình những vật dụng sau:

+ Quần dài với 2 chiếc mặc đi đường và 2 chiếc còn lại để dành dự phòng khi chiếc kia quá bẩn hoặc quá ẩm ướt (đừng thay quần mặc đi đường mỗi ngày làm gì để tránh tình trạng bao nhiêu cũng không đủ).
+ Áo ba lỗ mỏng mặc ở trong cùng với số lượng áo tương đương với số ngày đi.
+ Áo khoác mỏng nếu đi vào mùa hè hoặc áo khoác dày dành cho chuyến đi mùa đông, mỗi loại 2 chiếc. Loại áo này phải có tác dụng chắn gió, chống nước để bạn không bị ngấm sương hay cảm lạnh.
+ Một chiếc khăn rằn để quấn cổ, một chiếc khác để quấn đầu và thêm một chiếc để bịt mặt vào mùa hè (có thể chỉ cần dùng 1 chiếc khăn dài cho cả 3 nhiệm vụ). Vào mùa đông, bạn sẽ thay khăn rằn bằng khăn len cộng thêm bịt tai để giữ ấm tốt hơn.
+ Khoảng 5 đôi tất và 5 quần áo lót để thay trong trường hợp bị ướt.
+ Giày mang là loại giày thể thao có độ bám tốt, nếu vẫn phân vân không biết chọn mẫu mã nào thì bạn cứ dùng giày bộ đội.
+ Khăn mặt, dầu gội đầu, xà phòng, bàn chải, kem đánh răng cần bỏ gọn trong chiếc túi đựng đồ nhỏ.
+ Túi ngủ nếu bạn tham gia chuyến đi ngủ nghỉ ngoài trời bằng lều.

Nhìn chung, với các đồ đạc được liệt kê ở trên, bạn sẽ dùng loại balo phượt siêu nhẹ và chống thấm nước, di chuyển bằng 1 xe máy thì có thể mang đến 2 balo nếu cần.

2. Các giấy tờ cần thiết

 cach_soan_do_day_du_cho_dan_di_phuot_bang_xe_may_2

Bạn bắt buộc phải mang theo trong người giấy phép lái xe, giấy đăng ký xe, bảo hiểm xe, giấy chứng nhận nộp phí đường bộ, hộ chiếu, chứng minh nhân dân. Nếu không muốn mang theo tiền mặt nhiều thì chỉ cần nhớ mang theo thẻ ATM, thường phải là loại thẻ có thể rút được ở nhiều chi nhánh ngân hàng.

3. Các đồ đạc không thể thiếu khác

cach_soan_do_day_du_cho_dan_di_phuot_bang_xe_may_3

Dao đa năng, đèn pin, bật lửa.
Điện thoại loại sóng tốt và pin trâu, nếu mang smartphone thì kèm theo mấy cục pin dự phòng.
Máy ảnh du lịch cho gọn nhẹ hoặc có máy xịn thì cứ sử dụng.
Bao cao su để nhét đồ điện tử vào nhằm chống thấm ướt.
Băng vệ sinh để lót đế giày giúp tránh bị ngấm lạnh gan bàn chân khi đi rừng.

4. Đồ dùng cho bản thân khi đi đường

cach_soan_do_day_du_cho_dan_di_phuot_bang_xe_may_4

Mũ bảo hiểm kín đầu hoặc loại mũ nửa đầu, không đội loại mũ bảo hiểm thời trang.
Bộ bọc khuỷu tay và đầu gối để giảm chấn thương khi bị ngã xe.
Chiếc kính râm hoặc loại kính ôm sát được vào mắt, nếu bị cận thì mua loại kính có gọng đặc biệt để lắp thêm mắt kính cận ở bên trong.
Găng tay có mặt nhám phía trong giúp tạo độ bám khi kéo ga.
Áo mưa bộ, không dùng áo mưa giấy hoặc áo mưa cánh dơi.
Ủng đi mưa.
Bình nước giữ nhiệt vào mùa đông, còn mùa hè thì dùng chai nước suối sẽ tiện lợi hơn.
Túi đeo bụng để đựng các loại giấy tờ, ví, các thiết bị điện tử (máy ảnh, điện thoại, …) để tránh vướng víu khi ngồi xe máy.

5. Đồ dùng cho cả đoàn

Túi nilon to loại 20kg để bọc balo và túi nhỏ loại 10kg để đựng đồ linh tinh cùng quần áo bẩn.
Ổ cắm nối dài và máy sấy.
Dụng cụ y tế nên với thuốc đau bụng, thuốc cảm, bông băng, cồn sát trùng, miếng dán hạ sốt, viên sủi giảm sốt, viên giảm đau, một hộp salonpas loại dán, miếng dán giữ nhiệt, Orezol để bù nước, đường gluco, …
Giấy ăn, khăn ướt, một cuộn dây dù dài khoảng 30m, vài đoạn ruy băng màu sáng kiểu màu xanh phản quang.
Đồ ăn thức uống gồm các loại bánh khô, nước lọc, một vài lọ nước tăng lực, cà phê, trà gừng.

Chúc chuyến đi phượt của bạn ngập tràn niềm vui!

Dung Viên

Nguồn : mogo.vn