Bếp mở cho căn hộ nhỏ

Điểm hấp dẫn của một căn bếp mở là cảm giác rộng rãi. Nhưng trong một căn hộ nhỏ, bếp mở thậm chí còn trở nên hữu ích hơn bởi nó giúp không gian phòng ăn trở nên rộng hơn, kết quả là tạo nên một không gian vừa ăn vừa nấu nướng thông thoáng và rộng rãi. Có người cho rằng điều đó không cần thiết, nhưng thật ra nó góp phần mang đến niềm vui và những trải nghiệm thú vị trong không gian sống gia đình, đặc biệt là nơi góc bếp.

Sau đây là một số ví dụ về những không gian mở kết nối phòng ăn và bếp với nhau khá điển hình và hiệu quả.

Picture12

1. Định vị lại

Trong hình là không gian phòng ăn và bếp nằm trong khu vực phòng khách. Điều này đem đến một không gian rộng rãi cho phòng bếp và là nơi thư giãn tuyệt vời cho những vị khách.

Picture21

2. Tách biệt khu vực khô và ướt

Nếu bạn thường chế biến những món ăn nặng mùi, tốt nhất là nên bố trí khu vực nấu nướng phía sau cửa kính để ngăn mùi. Ý tưởng này đảm bảo là ánh sáng vẫn xuyên suốt không gian nhưng vẫn giúp không gian nấu nướng tách biệt.

Picture31

3. Phòng bếp dài

Nếu bạn không muốn thay đổi cấu trúc sẵn có của căn hộ, ý tưởng hay là dành một bên quầy bếp dài làm khu vực ăn uống. Chủ nhân căn hộ trong hình còn đặt thêm một chiếc bảng đen để làm điểm nhấn cho không gian.

Picture41

4. Nới rộng quầy bếp.

Nếu không gian nhỏ, tại sao bạn không thử với một quầy bếp dài? Một đầu có vòi nước và đầu còn lại làm bàn ăn. Trong hình là quầy bếp sử dụng chân màu gỗ tối tạo sự ấm áp và mặt bàn bằng thủy tinh để không gian trông sáng sủa.

Picture5

5. Bàn ăn liền kế

Trong hình là căn phòng đã loại bỏ hết tất cả bức tường ngăn phòng, tạo ra một không gian phòng khách rộng, đồng thời tạo điều kiện cho chủ nhà bố trí một khu vực bàn ăn liền kề với quầy bếp.

Picture6

6. Đóng khung góc bếp

Tại sao bạn không thử tạo ra một góc riêng dành để nấu nướng? Không chỉ là một không gian nhỏ gọn hoàn hảo trong căn hộ nhỏ, mà nó còn mang lại một view nhìn tổng thể góc nấu nướng và thêm sự vui tươi cho căn hộ.

Hana (theo Home and Decor) / coto-lifestyle.com