7 Thói quen phổ biến của người không hạnh phúc

“Có rất ít thứ cần thiết để tạo ra một cuộc sống hạnh phúc; tất cả đã có sẵn trong bản thân bạn, trong cách suy nghĩ của bạn.” ~ Marcus Aurelius

“Chúng ta hãy biết ơn những người làm chúng ta hạnh phúc, họ là những người làm vườn tuyệt vời vì đã làm cho tâm hồn của chúng ta cũng phải nở hoa.” ~ Marcel Proust

Hoàn cảnh có thể làm cho cuộc sống không được hạnh phúc. Nhưng một phần — thường là một phần lớn — của những điều không hạnh phúc đến từ chính suy nghĩ, hành vi và các thói quen của bạn.
Trong bài viết này tôi muốn chia sẻ 7 thói quen hàng ngày có tác hại nhất, chúng có thể tạo ra rất nhiều cảm giác không hạnh phúc trong thế giới nhỏ bé của bạn.

Nhưng tôi cũng sẽ chia sẻ những bí quyết đã có tác dụng giúp tôi giảm những ảnh hưởng đó đến mức tối thiểu hoặc vượt qua những thói quen này trong cuộc sống.

1. Luôn hướng đến sự hoàn hảo.

Cuộc sống có cần phải trở nên hoàn hảo thì bạn mới hạnh phúc không?

Bạn có cần phải cư xử theo một cách hoàn hảo và nhận về những kết quả hoàn hảo thì mới được hạnh phúc không?

Hạnh phúc thì không dễ kiếm tìm. Bằng cách thiết lập một tiêu chuẩn cho những việc làm của bạn ở một mức độ quá cao, thường dẫn đến việc sẽ hạ thấp lòng tự trọng của bạn và cảm giác như bạn không đủ tốt thậm chí mặc dù bạn có thể đã đạt được rất nhiều kết quả tốt hoặc xuất sắc. Bạn và công việc bạn làm thì sẽ chẳng bao giờ đủ tốt ngoại trừ có thể một vài trường hợp khi mà bạn cảm thấy một điều gì đó trở nên hoàn hảo.

Làm thế nào để khắc phục thói quen xấu này:

Có 3 thứ đã giúp tôi khắc phục thói quen quá cầu toàn đó và trở nên nhiều dễ chịu hơn:

Chỉ cần đủ tốt là được. Việc nhắm đến sự hoàn hảo thì thường dẫn đến việc một dự án hoặc công việc gì khác sẽ chẳng bao giờ có thể kết thúc được. Vì vậy hãy chuyển sang mục tiêu làm cho đủ tốt là được. Đừng sử dụng nó như là một lý do để làm biếng. Nhưng đơn giản là nhận ra rằng có một cái gì đó được gọi là đủ tốt và khi bạn đạt tới mốc đó thì bạn đã hoàn thành với bất cứ công việc nào mà bạn đang làm.

Đặt ra một thời hạn kết thúc. Tôi thiết lập ra thời hạn kết thúc mỗi lần mà mình bắt đầu một dự án mới nào đó. Bởi vì khoảng một năm trước đây, khi tôi đang viết cuốn sách e-book thứ hai của mình, tôi nhận ra rằng chỉ làm việc trên nó và phát hành nó khi hoàn thành sẽ không thể thực hiện được. Bởi vì tôi có thể luôn luôn tìm thấy các thông tin để bổ sung vào cuốn sách đó. Vì vậy tôi đã phải thiết lập ra một thời hạn kết thúc. Việc thiết lập một thời hạn kết thúc đã mang lại cho tôi một cú đá vào mông và đó là cách rất tốt để giúp bạn bỏ qua những công việc đánh bóng mọi thứ quá nhiều.

Nhận ra cái giá mà bạn phải trả khi bạn cứ bị lầm tưởng về sự hoàn hảo. Đây là một lý do rất mạnh mẽ để tôi có thể từ bỏ chủ nghĩa cầu toàn và tôi vẫn nhắc nhở bản thân mình nếu tôi thấy những suy nghĩ cầu toàn đó xuất hiện trong tâm trí. Bởi việc xem quá nhiều phim ảnh, nghe quá nhiều bài hát và chìm vào trong thế giới mà người ta nói với bạn thì rất dễ để bị ru ngủ vào trong những giấc mộng hoàn hảo. Nó giống như những thứ quá tốt và tuyệt vời mà bạn mong muốn.

Nhưng trong cuộc sống thực thì nó xung đột với thực tế và có khuynh hướng là nguyên nhân của nhiều đau khổ và căng thẳng trong bạn và cho cả những người xung quanh bạn. Nó có thể gây hại hoặc có thể dẫn bạn tới việc chấm dứt các mối quan hệ, công việc, dự án v.v… chỉ bởi vì sự mong đợi của bạn vượt ra ngoài của thế giới này. Tôi nhận thấy rất hữu ích để luôn nhắc nhở bản thân của thực tế đơn giản này.

2. Sống trong một đại dương của những tiếng nói tiêu cực.

Không một ai trong chúng ta sống trên ốc đảo cả. Chúng ta có các mối quan hệ xã hội, cái chúng ta đọc, xem và nghe sẽ có một ảnh hưởng lớn đến cách mà chúng ta cảm thấy và suy nghĩ.
Sẽ khó hơn rất nhiều để được hạnh phúc nếu bạn cho phép bản thân bị kéo lê vào trong những tiếng nói tiêu cực. Những tiếng nói đó nói với bạn rằng “đời là bể khổ”, phần lớn là không hạnh phúc, đầy hiểm nguy và tràn ngập những nỗi sợ hãi và các giới hạn khác. Những giọng nói đó đang nhìn cuộc sống từ một góc nhìn tiêu cực.

Làm thế nào để khắc phục thói quen xấu này:

Thay thế những tiếng nói tiêu cực đó bằng những ảnh hưởng tích cực hơn thì có kết quả rất tốt. Nó có thể giống như là mở ra một thế giới hoàn toàn mới cho bạn vậy.

Vì vậy bạn hãy dành nhiều thời gian cùng với những người tích cực, những cuốn sách và âm nhạc truyền cảm hứng, các bộ phim và show truyền hình mà khiến bạn phải cười nghiêng ngả và nghĩ về cuộc sống theo một hướng mới.

Bạn có thể bắt đầu nhỏ thôi. Ví dụ, thử đọc một blog hoặc cuốn sách có nội dung tích cực giúp nâng bạn lên, hoặc lắng nghe một cuốn sách nói audio trong khi đang dùng bữa sáng một lần mỗi tuần, thay vì việc đọc báo hoặc xem tin tức chào buổi sáng trên TV.

3. Bị mắc kẹt trong quá khứ và tương lai quá nhiều.

Dùng quá nhiều thời gian của bạn trong quá khứ và làm sống lại những ký ức đau thương, những xung đột, những cơ hội đã bị bỏ lỡ và nhiều thứ khác có thể làm tổn thương bạn rất nhiều. Dùng quá nhiều thời gian trong tương lai và tưởng tượng ra những điều tồi tệ sẽ xảy ra, trong các mối quan hệ của bạn và cùng với sức khỏe có thể tạo ra kịch bản cho những cơn ác mộng khủng khiếp cứ diễn ra lặp đi lặp lại trong tâm trí bạn. Nếu không ở ngay tại đây và lúc này trong cuộc sống như nó đang xảy ra thì có thể dẫn bạn tới việc đánh mất rất nhiều những trải nghiệm tuyệt vời trong cuộc sống.
Điều đó là không tốt một chút nào nếu bạn muốn trở nên hạnh phúc hơn.

Làm thế nào để khắc phục thói quen xấu này:

Thực ra hầu như chúng ta không thể không nghĩ về quá khứ hoặc tương lai. Và đó là một yếu tố quan trọng để lên kế hoạch cho ngày mai và cho năm kế tiếp và cố gắng học hỏi từ những kinh nghiệm trong quá khứ.

Nhưng cứ day đi day lại về những điều này thì hiếm khi giúp ích được gì.

Vì vậy tôi cố gắng tốt nhất nên dùng phần thời gian còn lại của mình, phần lớn nhất thời gian của tôi mỗi ngày, để sống trong giây phút hiện tại. Chỉ là ở ngay đây và ngay lúc này và trở nên tập trung hoàn toàn và những từ ngữ mà tôi đang viết và sau đó tôi sẽ nấu và ăn bữa trưa của mình và làm việc tiếp một cách tập trung nhất có thể.

Bất cứ công việc gì mà tôi đang làm thì tôi đều cố gắng tập trung nhất có thể và không để bị trôi dạt vào tương lai hoặc quá khứ.

Nếu tôi có bị trôi dạt thì tôi tập trung chỉ vào hơi thở của mình trong vài phút hoặc tôi vẫn ngồi và đón nhận tất cả những gì đang diễn ra xung quanh tôi vào ngay lúc đó với tất cả giác quan của mình trong một lúc. Bằng việc làm những điều kể trên thì tôi có thể kéo bản thân mình quay trở lại phút giây hiện tại.

herstyle.com.vn-hanh-phuc1

4. So sánh bản thân bạn và cuộc đời của bạn với những người khác và cuộc sống của họ.

Một thói quen rất phổ biến và có tính chất phá hoại đó là thường xuyên so sánh cuộc sống của bạn và chính bạn với người khác và cuộc sống của họ. Bạn so sánh về xe hơi, nhà cửa, công việc, giày dép, tiền bạc, các mối quan hệ, mức độ nổi tiếng trong xã hội và rất nhiều thứ khác. Và tại cuối của mỗi ngày thì bạn đấm thùm thụp lòng tự trọng của bạn, làm cho nó có lẽ chạm đến mặt đất và bạn tạo ra rất nhiều cảm giác tiêu cực.

Làm thế nào để khắc phục thói quen xấu này:

Thay thế thói quen tai hại này bằng hai thói quen khác có lợi hơn.

So sánh bạn với chính bản thân mình. Đầu tiên, thay vì so sánh bạn với người khác thì bạn hãy tạo ra một thói quen so sánh bạn với chính bản thân mình. Xem bạn đã tiến bộ nhiều như thế nào, thành tích gì mà mình đã đạt được và tiến độ mà bạn đang tiến lên phía trước tới những mục tiêu của mình. Thói quen này có ích lợi trong việc tạo ra sự biết ơn, đánh giá cao và sự tốt bụng đối với bản thân bạn, cũng như bạn sẽ quan sát thấy mình đi được xa như thế nào, những trở ngại nào mà bạn đã vượt qua và những công việc tốt nào mà bạn đã hoàn thành. Bạn cảm thấy tốt về bản thân mà không phải nghĩ bớt đi về những người khác.

Hãy tốt bụng. Theo kinh nghiệm của tôi, cái cách mà bạn đối xử và nghĩ về những người khác dường như có một ảnh hưởng rất lớn đến cách bạn đối xử với bản thân mình và nghĩ về chính bạn. Phán xét và chỉ trích người khác nhiều và bạn có khuynh hướng phán xét và chỉ trích chính bản thân mình nhiều hơn (thường hầu như là tự động). Hãy tốt bụng hơn với người khác và giúp đỡ họ và bạn sẽ có khuynh hướng tốt bụng và giúp đỡ chính mình nhiều hơn.

Tập trung vào những thứ tích cực trong bản thân và trong những người xung quanh bạn. Đánh giá cao điều gì là tích cực trong bản thân bạn và những người khác. Theo cách này thì bạn sẽ trở nên nhiều OK hơn với bản thân mình và những người khác trong thế giới của bạn, thay vì cứ đánh giá họ lẫn bản thân bạn và tạo ra nhiều sự khác biệt trong suy nghĩ của bạn.

Và nên nhớ rằng, bạn không thể chiến thắng nếu bạn luôn giữ việc so sánh. Hãy nhận ra một điều rằng: cho dù bạn có làm điều gì có thể rất tốt, thì luôn luôn tìm thấy một ai đó trên thế giới này làm được nhiều hơn bạn hoặc tốt hơn bạn tại một điểm nào đó.

5. Tập trung vào những chi tiết tiêu cực trong cuộc sống.

Nhìn thấy những khía cạnh tiêu cực của bất cứ hoàn cảnh nào mà bạn đang ở đó và day đi day lại những chi tiết là một cách chắc chắn để khiến cho bạn không hạnh phúc. Và nó sẽ kéo tâm trạng của bạn xuống và cho cả những người xung quanh bạn.

Làm thế nào để khắc phục thói quen xấu này:

Vượt qua thói quen này có thể cần một mẹo nhỏ. Một điều mà tôi đã áp dụng thấy hiệu quả đó là đá bay thói quen cầu toàn đi. Bạn chấp nhận rằng các sự vật và hoàn cảnh sẽ có mặt phải và mặt trái của nó, thay vì cứ nghĩ rằng tất cả chi tiết đều phải tích cực và tuyệt vời. Bạn chấp nhận những thứ như chính bản chất của chúng vậy. Theo cách này bạn có thể loại bỏ những cảm xúc và suy nghĩ tiêu cực của việc cứ day đi day lại vào nó và tạo ra một ngọn núi tiêu cực từ những đống đất nhỏ.

Một điều khác cũng có hiệu quả đó là đơn giản tập trung vào việc trở nên có tính cách xây dựng. Thay vì việc tập trung vào day đi day lại và rên rỉ về những chi tiết tiêu cực. Cách tốt hơn để bạn có thể làm là tự hỏi mình một số câu hỏi như sau:

Làm thế nào để tôi có thể chuyển những thứ tiêu cực này thành một điều gì đó có ích hoặc tích cực hơn?

Làm thế nào để tôi có thể giải quyết được vấn đề này?

Nếu gặp phải một điều gì đó mà tôi bắt đầu nghĩ rằng nó là một vấn đề thì tôi có thể sử dụng một giải pháp thứ ba, tôi có thể hỏi bản thân mình rằng: ai quan tâm? Tôi hầu như thường nhận ra rằng đó thực sự không phải là một vấn đề lâu về dài một chút nào cả.

6. Giới hạn cuộc sống bởi vì bạn tin rằng thế giới chỉ xoay xung quanh bạn.

Nếu bạn nghĩ rằng thế giới này chỉ xoay quanh mình thì bạn sẽ kìm hãm bản thân mình lại, bởi vì bạn sợ cái mà người ta có thể nghĩ hoặc nói nếu bạn làm một điều gì đó khác biệt hoặc mới mẻ, sau đó bạn đặt một số giới hạn lớn vào cuộc sống của mình. Như thế nào ư?

Vâng, bạn có thể trở nên ít cởi mở để cố gắng thử nghiệm những điều mới mẻ và phát triển. Bạn có thể nghĩ rằng những chỉ trích và tiêu cực bạn gặp phải thì lúc nào cũng là do bạn hoặc đó là lỗi của bạn (trong khi nó thực ra có thể là do người khác đang có một tuần tồi tệ hoặc bạn đang nghĩ rằng bạn có thể đọc được suy nghĩ của người khác). Tôi cũng đã từng nhận thấy mình khá xấu hổ khi nghĩ rằng mọi người đang quan tâm về điều mà tôi đã nói hoặc làm.

Làm thế nào để khắc phục thói quen xấu này:

Nhận ra mọi người không quan tâm quá nhiều về công việc mà bạn làm. Họ cũng phải bận rộn lo lắng về cuộc sống của họ và điều mà những người khác nghĩ về họ. Vâng, điều này có thể làm cho bạn cảm thấy ít quan trọng hơn trong tâm trí. Nhưng nó cũng giúp giải phóng bạn một chút và giúp bạn bớt căng thẳng hơn.

Tập trung hướng ra ngoài. Thay vì lúc nào cũng cứ nghĩ về bản thân bạn và mọi người sẽ nghĩ về bạn như thế nào, hãy tập trung hướng ra ngoài vào những người xung quanh. Lắng nghe họ và giúp đỡ họ. Điều này sẽ giúp gia tăng lòng tự trọng của bạn lên và giúp bạn giảm tập trung vào chính mình đi.

7. Làm phức tạp hóa cuộc đời.

Cuộc sống rất phức tạp, và đó có thể là nguyên nhân tạo ra căng thẳng và không hạnh phúc. Nhưng phần lớn của những điều này thì thường được tạo ra bởi chính chúng ta. Vâng, thế giới có thể trở nên ngày càng phức tạp, nhưng điều đó không có nghĩa rằng chúng ta không thể tạo ra những thói quen mới làm cho bạn sống đơn giản hơn.

Làm thế nào để khắc phục thói quen xấu này:

Làm phức tạp hóa cuộc sống có thể bao gồm nhiều thói quen nhưng tôi muốn gợi ý một số ít thói quen khác để thay thế những thói quen làm phức tạp lên nhiều nhất.

Phân chia sự tập trung của bạn và chú ý vào rất nhiều nơi mỗi ngày trong cuộc sống. Tôi đã thay thế thói quen phức tạp này bằng việc chỉ làm một thứ tại một thời điểm trong suốt cả ngày của mình, có một danh sách nhỏ việc phải làm cùng với 2 đến 3 mục quan trọng và viết ra những mục tiêu quan trọng nhất của mình trên một chiếc bảng trắng mà tôi có thể nhìn thấy mỗi ngày.

Có quá nhiều đồ vật. Tôi đã thay thế thói quen này bằng việc thường xuyên hỏi bản thân mình rằng: tôi có sử dụng nó vào năm ngoái hay không? Nếu không thì tôi sẽ cho nó đi hoặc quẳng nó đi.
Tạo ra nhiều vấn đề trong các mối quan hệ của bất kỳ dạng nào trong tâm trí mình. Việc đọc suy nghĩ người khác thì rất khó. Vì vậy, thay vì đó hãy hỏi cho rõ và giao tiếp. Điều này sẽ giúp bạn giảm bớt những xung đột không cần thiết, những hiểu lầm, tiêu cực và tốn thời gian hoặc năng lượng của bạn.

Trở nên bị lạc lối trong hộp thư in-box. Tôi dành ít thời gian và năng lượng hơn trên hộp mail in-box của mình bằng cách chỉ kiểm tra nó một lần mỗi ngày và viết những email ngắn hơn (nếu có thể thì không nhiều hơn 5 câu).

Trở nên lạc lối trong căng thẳng và quá tải. Khi bị căng thẳng, lạc lối trong một vấn đề hoặc quá khứ hoặc tương lai trong tâm trí của bạn, thì như tôi đã đề cập ở trên, hãy thở sâu cho đến bụng trong vòng vài phút và chỉ tập trung vào không khí hít vào thở ra. Điều này có thể làm bình tĩnh cơ thể của bạn xuống và kéo tâm trí của bạn quay trở lại vào trong phút giây hiện tại. Sau đó bạn có thể bắt đầu tập trung trở lại để làm điều quan trọng nhất đối với bạn.

dịch từ PositivityBlog.com

Nguồn: vinacode.net