7 quan niệm dạy con, mẹ tưởng là đúng nhưng lại không phù hợp với hiện tại

Bạn có thường tự hỏi rằng liệu những cách nuôi dạy con hiện tại của mình có hiệu quả hay không?

Bạn từng bao nhiêu lần cập nhật những phương pháp dạy con theo điều kiện của cuộc sống hiện đại? Hầu hết mỗi người đều đi theo những nguyên tắc mà bản thân từng được cha mẹ của mình dạy dỗ, kiểu như: “Phải học hành chăm chỉ”, “Là người có trách nhiệm” và “Con sẽ làm lãnh đạo nếu con làm việc chăm chỉ”… Đa số những lời khuyên từ người lớn tuổi đều hữu ích với các con của chúng ta nhưng chỉ “đúng” thôi thì chưa “đủ” ở hiện tại.

1. ‘Con phải tiết kiệm tiền’

7 quan niệm dạy con tưởng đúng nhưng lại không phù hợp với hiện tại

Lời khuyên từ bố mẹ, ông bà của chúng ta dường như không còn nhiều ý nghĩa ngày nay. Bạn có thể tiết kiệm tiền suốt một thời gian ngắn, trong khi một khoản tiết kiệm dài hạn ở ngân hàng không phải là cách khôn ngoan. Ngược lại, bạn có thể nhận được kết quả tốt hơn khi biết sử dụng đồng tiền hợp lý.

Zalo

Với cuộc sống hiện đại, tiền nên được đầu tư vào các hạng mục sinh lời, và không phải ai cũng biết cần làm thế nào. Vì vậy, cha mẹ nên nói cho con về tầm quan trọng của việc lập kế hoạch tài chính cá nhân cơ bản và hướng dẫn chúng cách thực hiện. Điều này hữu ích với mọi người.

2. ‘Nếu con muốn làm điều gì đó, hãy làm nó tốt nhất có thể’

Zalo

Đây là một trong những lời khuyên phổ biến nhất mà mọi người được nghe từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nhưng nếu chúng ta nhìn vào một ngày của học sinh, chúng ta sẽ nhận thấy rằng chúng phải làm quá nhiều việc. Và chỉ có một cách duy nhất để mọi thứ suôn sẻ là quyết định nên làm điều gì thật tốt, điều gì cần xem lại và điều gì có thể bị lừa dối.

Kỹ năng “phân chia nỗ lực” thực sự hữu ích với cuộc sống của một người trưởng thành khi bạn phải sắp xếp thời gian cân bằng cho công việc, gia đình, sở thích và những thứ quan trọng khác.

3. ‘Con phải làm việc chăm chỉ để đạt được thành công’

Zalo

Bạn nói những điều như vậy nhưng đứa trẻ lại nhìn vào tấm gương khác như Mark Zuckerberg, Steve Jobs và những người thành công mà không phải chịu đựng nhiều thứ họ ghét để đạt được mục tiêu. Họ chỉ làm những thứ họ muốn, theo đuổi ý tưởng và nhận kết quả bất ngờ. Bên cạnh đó cũng có những người không phải nỗ lực cố gắng mà thành công dựa vào may mắn.

Thành công và làm việc chăm chỉ không đồng nghĩa – có khi là đối lập: Bạn càng làm việc nhiều ở nơi bạn không thích, cơ hội thành công của bạn càng thấp.

4. ‘Con phải tích lũy nhiều kiến thức’

Zalo

Việc con bạn không biết Anne Frank là ai sẽ chẳng ảnh hưởng đến tương lai của chúng. Thực tế, thông tin này có thể được tìm thấy một cách nhanh chóng trên Internet. Tuy nhiên, làm thế nào để tìm được thông tin đó nhanh chóng, kiểm tra mức độ chính xác và quản lý thời gian lại là những kỹ năng mà cha mẹ cần dạy cho con. Hiểu biết chung rất tốt nhưng ít khi áp dụng được vào cuộc sống thực.

5. Bắt buộc phải làm công việc có thể dựa vào

Zalo

Ước mơ của nhiều đứa trẻ bị thui chột vì nguyên tắc này. Một số phụ huynh thường nói: “Sách vở và thơ ca? Thật ngớ ngẩn. Một nhân viên kế toán có giá trị hơn”. Nhưng trong 10-15 năm sự cần thiết và tầm quan trọng của nghề nghiệp có thể thay đổi. Chỉ những người linh hoạt trước những sự thay đổi mới đạt được thành công.

6. Sự tiến bộ trong nghề nghiệp là một chỉ số thành công

Zalo

Nhiều người không biết rằng có những nghề nghiệp không chỉ phát triển theo chiều dọc (công nhân lên quản lý, lên giám đốc…) mà cả về chiều ngang. Những người nổi tiếng trên mạng với khả năng may vá, vẽ tranh, nghề mộc… là ví dụ điển hình.

Ngày nay, bất cứ sở thích nào cũng có thể trở thành nghề nghiệp và sự phát triển cá nhân là một trong số những thứ quan trọng nhất cho sự nghiệp. Nếu một đứa trẻ không thích học toán nhưng vẽ giỏi, chúng ta có thể khuyến khích chúng theo đuổi đam mê thay vì thuê giáo viên, gia sư dạy toán cho chúng.

7. Con luôn là nhất

Zalo

Bạn không phải là vệ sĩ để suốt ngày kè kè bên con mình. Nếu bạn muốn chúng trở nên độc lập, hãy để chúng đưa ra quyết định và tự chăm sóc bản thân trong khả năng của chúng. Khi bạn o bế con quá nhiều, chúng sẽ không thể đối diện với thực tại và chẳng biết cách vượt ra khó khăn.

Theo yeugiadinh