6 thư viện đẹp và ấn tượng nhất trên thế giới

Không phải kẹo, cũng không phải mật ong, mà sách chính là thứ ngọt ngào nhất”. Kiến thức là một trong những thứ quan trọng nhất đối với sự tồn tại của loài người và và sách chính là phương tiện để kiến thức được truyền lại qua các thế hệ. Khi đó, kiến trúc đóng vai trò là nơi lưu trữ, phát triển sách cả về không gian lẫn thời gian. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng khám phá những thư viện đẹp nhất trên thế giới.

1. Thư viện George Peabody ở Baltimore, Mỹ

Library_0_resize

Được xây dựng vào những năm cuối thế kỉ 19 với bản thiết kế của kiến trúc sư Edmund G. Lind ở trường đại học The Johns Hopkins, qua nhiều lần đổi chủ, hiện nay thư viện George Peabody đang là một thư viện cộng đồng ở Baltimore, Mỹ.

Thư viện có thể được tìm thấy ở địa chỉ 17 E. Mount Vernon Place, Baltimore, MD 21202. Sở hữu lối kiến trúc cổ điển, gồm có 5 tầng với các ban công được làm từ thép đúc sẵn với tổng chiều cao 18 mét từ mặt đất, thư viện như một lâu đài cổ kính giữa thế giới hiện đại.

Library_1_resize

Công trình sở hữu 5 tầng với các ban công bằng thép mang phong cách cổ điển.

Với khối lượng sách khổng lồ, hơn 30.000 đầu sách về văn hoá, kiến trúc, sử thi của nước Anh, Mỹ và nền văn minh La Mã, xuyên suốt từ thế kỉ 18 cho đến thế kỉ 20, cũng như đầy đủ các bản đồ lớn nhỏ, thư viện là một minh chứng cho lịch sử phát triển của nước Mỹ.

2. Thư viện Klementinum, Prague, Công hoà Czech

Library_4_resize

Tọa lạc ở đường Mariánské, thủ đô Prague, là một hình mẫu của lối kiến trúc Baroque, thư viện được thành lập vào năm 1772 và là một phần của trường đại học Jesuit.

Library_5_resize

Thư viện là một hình mẫu của lối kiến trúc Baroque.

Những bức tranh trên tường được vẽ bởi Jan Hiebl, lấy niềm cảm hứng từ nền văn học của đất nước Cộng hoà Séc. Với hơn 20.000 quyển sách, thư viện Klementinum được xem là một trong những thư viện đẹp nhất trên thế giới. Năm 2005, thư viện Klementinum đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới.

Các hình vẽ trên tường lấy cảm hứng từ nền văn học của đất nước

3. Thư viện của thành phố Stutgart, Cộng hoà liên bang Đức

Library_8_resize

Library_9_resize

Thư viện thành phố Stutgart được thiết kế bởi kiến trúc sư người Hàn Quốc Eun Yuong Yi, với tông màu trắng làm chủ đạo, vốn đầu tư 79 triệu đô la và diện tích 3201 mét vuông, và được đưa vào sử dụng năm 2011.

Với hình dáng bên ngoài gần như một hình lập phương với chiều cao 45 mét, được bao phủ bằng một lớp kính và một lớp cách nhiệt, phần bên trong của công trình được thiết kế theo phong cách kiến trúc của các đền thời thời cổ đại, và sử dụng nguồn sáng mặt trời từ tấm mái lấy sáng ở trung tâm.

Library_11-1_resize

Tấm mái lấy sáng ở trung tâm của công trình

Phần bên trong của thư viện gồm có 5 tầng với hình vuông và được bao quang bởi các kệ sách được bố trí theo hình xoắn ốc theo chiều hướng lên đỉnh mái, được bố trí hài hoà với tổng thể công trình có dạng hình lập phương.

Là một công trình công cộng, thư viện sử dụng hệ thống âm thanh trên cầu thang, và cùng với tông màu trắng, bản thiết kế thư viện muốn mang đến sự dễ chịu và thư thái cho những độc giả.

4. Thư viện St. Florian Monastery, quận Linz-Land, Áo

Library_15_resize

Library_17_resize

Lần đầu tiên được xây dựng ở đầu thế kỉ thứ 9, Thư viện St.Florian Séc).

Ở sảnh chính là những kệ sách mang phong cách cổ đại và một chút bí ẩn. Tường và trần được sơn và vẽ những hình ảnh của khoa học và tình yêu vào thế kỉ 17 bởi Bartolomeo Altomonte (hình ảnh) và Antonio Tassi (sơn).

Thư viện chứa hơn 150000 đầu sách, trong đó có khoảng 108000 quyển sách có trước thế kỉ 19. Ở phòng trưng bày là 50 bản đồ từ khắp nơi trên thế giới từ thế kỉ 16 đến thế kỉ 20. Mang trong mình một khối lượng kiến thức khổng lồ của lịch sử nhân loại, thư viện St.Florian Monastery xứng đáng là một trong những tài sản quý giá nhất của loài người.

5. Thư viện quốc gia Trung Quốc

Library_19_resize

Sự phối hợp giữa giữa công ty kiến trúc KSP – Jürgen Engel Architekten và ECADI – viện thiết kế kiến trúc Đông Trung đã tạo ra một công trình thư viện hiện đại với hơn 2000 chỗ ngồi và 12000 đầu sách cũng như hệ thống thư viện trực tuyến.

Library_20_resize

Công trình cao 27 mét, là thư viện lớn thứ 3 trên thế giới với diện tích sàn tầng trệt hơn 80000 mét vuông, với lối kiến trúc của một công trình công cộng cổ điển, những bậc mở rộng từ thấp lên cao, hệ thống cột và mái theo kiểu truyền thống. Các kiến trúc sư như muốn đi tìm lại các giá trị truyền thống trong một công trình hiện đại.

Với ý tưởng đó, công trình được chia thành 3 phần, phần bên dưới là các bậc được mở rông theo kiểu truyền thống, bên trên nó là không gian được bao phủ bởi các tấm kính tượng trưng cho xã hội hiện đại, và cuối cùng là hệ thống mái bằng kết cấu thép với nhịp lớn, không có cột giữa nhịp.

Library_23

Hệ thống mái cao 10 mét với hơn 10000 tấn thép, được kết hợp để tạo ra hai tầng là các phòng thư viện số

6. Thư viện Beinecke, Mỹ

Library_24_resize

Được đưa vào sử dụng từ năm 1963, thuộc sở hữu của trường đại học Yale, thư viện Beinecke là thư viện lớn nhất trên thế giới về việc sở hữu và bảo tồn các sách và tài liệu quý, cũng như những bản viết tay kinh điển của nhân loại.

Library_25_resize

Với chức năng chính là bảo quản các tài liệu quý, thách thức lớn nhất đối với những nhà thiết kế thư viện Beinecke chính là phải cung cấp đủ ánh sáng cho người đọc nhưng không được để ánh sáng đó làm ảnh hưởng đến những quyển sách có niên đại đến hàng trăm năm.

Và giải pháp được sử dụng đó là sử dụng sự kết hợp giữa đá Vermont, đá granit, đồng và thuỷ tinh để tạo ra một “cửa sổ” với kích thước 1 inch x 1 inch, cho phép lấy đủ ánh sáng cho người đọc với cường độ dịu nhẹ và không làm hư hỏng sách.

Library_28_resize

Library_29_resize

Vẻ đẹp của công trình còn được cộng hưởng bởi việc tạo ra một không gian mở ở sảnh đón được dùng làm nơi trưng bày các loại sách, bên trên nó là phòng kỹ thuật và phòng đọc sách chung. Theo đánh giá, với kiến trúc độc đáo và hiện đại, thư viện Beinecke là một trong những thư viện tốt nhất trên thế giới.

SUU TAM/MINH TAM

Nguồn: designs.vn